24/07/2025 - Admin Gostay
Khung cảnh yên bình, nên thơ tại làng cổ Đường Lâm
Nằm tại phía Tây thành phố, làng cổ Đường Lâm là một trong những địa điểm du lịch quen thuộc của du khách trong và ngoài nước. Nơi đây còn được mệnh danh là “mảnh đất hai Vua”, là nơi sinh ra của hai vị vua lỗi lạc là Phùng Hưng và Ngô Quyền.
Trải qua thăng trầm của thời gian, ngôi làng vẫn còn giữ nguyên nét cổ kính với gần 1000 ngôi nhà truyền thống.
Năm 2006, làng được vinh dự trở thành ngôi làng đầu tiên tại Việt Nam được trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.
Với phong tục, tín ngưỡng và kiến trúc hàng trăm năm không thay đổi, ngôi làng ngày càng được nhiều du khách quan tâm và tìm đến, đặc biệt là các bạn trẻ để khám phá vẻ đẹp chân phương, giản dị của làng quê Bắc Bộ.
Không gian làng cổ Đường Lâm với chõng tre, cột gỗ,...
Làng cổ nằm trên địa phận thị trấn Sơn Tây, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng chừng 44km nên du khách có thể dễ dàng di chuyển đến đây bằng nhiều hình thức khác nhau. Ngôi làng nằm tại phía Nam của bờ sông Hồng, cạnh ngã ba giao với đường mòn Hồ Chí Minh và quốc lộ 32.
Nếu du khách đang băn khoăn rằng, làng cổ Đường Lâm có gì thú vị để trải nghiệm thì hãy cùng khám phá với GoStay ngay dưới đây nhé!
Cổng làng Mông Phụ với cây đa cổ thụ hàng trăm tuổi
Điểm đầu tiên mà du khách được tham quan đó chính là cổng làng Mông Phụ - công trình được xây dựng vào năm 1833 với kiến trúc vòm và chất liệu đá tổ ong hoài niệm, mang đậm dấu ăn văn hóa thời nhà Lê.
Cạnh cổng là cây đa hơn 300 năm tuổi, rủ bóng mát cho người đi xa trở về nghỉ chân. Tán cây vươn dài như ôm lấy con đường dẫn vào làng, tạo nên khung cảnh thanh bình và thơ mộng, đặc trưng của làng quê Bắc Bộ Việt Nam.
Đình làng cổ Đường Lâm có tuổi đời hơn 400 năm, được xây dựng từ năm 1684 theo lối kiến trúc Việt - Mường độc đào. Đình có hình dáng nhà sàn nhưng lại lát gỗ cách đất. Không gian được chia thành: Nghi Môn, sân đình, 2 tòa Tả Mạc và Hữu Mạc hai bên, ở giữa là tòa Đại đình.
Khám phá không gian bên trong, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những bức hoành phi câu đối cổ có niên đại mấy trăm năm.
Giếng cổ tại làng Đường Lâm
Cây đa, giếng nước được coi là linh hồn của làng quê Bắc Bộ Việt Nam. Tại Đường Lâm, du khách dễ dàng có thể bắt gặp hình ảnh những giếng nước cổ, được người dân lấy nước sinh hoạt hàng ngày.
Trải qua hàng trăm năm, nhuốm màu rêu phong, giếng vẫn còn nguyên vẹn và chắc chắn, là minh chứng cho nét văn hóa truyền thống trường tồn với thời gian.
Công trình được xây dựng dưới thời vua Tự Đức, là nơi để thờ phụng và tưởng nhớ công ơn của Thám hoa Giang Văn Minh. Điểm tham quan nổi tiếng không chỉ giúp du khách tìm hiểu về văn hóa lịch sử của dân tộc, mà còn khơi dậy tinh thần yêu nước trong lòng thế hệ trẻ.
Hình ảnh nhà cổ bà Điển
Công trình có tuổi đời hơn 200 năm, nhuốm màu hơi thở thời gian từng lớp rêu phong, từng viên ngói đã nhạt màu. Phần sân nhà cổ được lát gạch đỏ truyền thống. Xung quanh trồng toàn cây xanh mang đến cho ngôi nhà cảm giác mát mẻ, dễ chịu.
Nơi đây chính là địa điểm lý tưởng để du khách khám phá trọn vẹn văn hóa truyền thống Bắc Bộ xưa.
Ngôi nhà có phần cổng được làm thủ công tỉ mỉ
Nhà cổ ông Hùng là điểm đến mà du khách không thể bỏ lỡ khi đến với Đường Lâm. Ngôi nhà đã có tuổi đời hơn 400 năm với 12 thế hệ sinh sống.
Để bước vào bên trong khoảng sân nhỏ, du khách sẽ phải bước qua chiếc cổng cổ, được làm bằng đất đà, bã trấu, kết dính lại nhờ lớp bùn mịn màng.
Khung cảnh cuộc sống yên bình cứ tiếp diễn ngày qua ngày, với những khóm hoa, vườn cây, chum rượu nhỏ xinh được đặt ngoài sân, mang tới cho du khách cảm giác thoải mái, thư thả.
Nhà cổ ông Thể nổi tiếng với nghề làm tương
Nhà cổ ông Thể là công trình được xây dựng theo lối kiến trúc cổ truyền với 7 gian nhà được kết nối hoàn toàn với nhau bằng mộng, chứ không dùng đinh sắt.
Điểm đặc biệt của không gian chính là mùi thơm phảng phất của các chum tương, xếp san sát nhau. Chính vì vậy, du khách ghé thăm nơi đây đừng quên mua tương ngon nức tiếng này về làm quà cho người thân và bạn bè nhé!
Quần thể đền và lăng Ngô Quyền được xây dựng trên đồi Cấm. Công trình có diện tích không quá lớn nhưng luôn được chăm sóc tỉ mỉ, phủ xanh bởi bóng mát của các loại cây cỏ, hoa lá. Không gian thoáng mát, trong lành nhưng vẫn oai nghiêm, linh thiêng.
Công trình được xây dựng nhằm tưởng nhớ công lao to lớn của vua Ngô Quyền.
Điểm dừng chân cuối cùng trong chuyến hành trình khám phá Làng cổ Đường Lâm của du khách đó chính là quán Cafe Làng. Tuy chỉ là một quán cà phê nhỏ, với những chiếc bàn, ghế cũ kỹ, thô sơ thể nhưng nơi đây lại mang tới cho du khách cảm giác hoài niệm và yên bình đến lạ.
Thịt quay đòn - Đặc sản nổi tiếng của làng cổ Đường Lâm
Không chỉ nổi bật với những công trình kiến trúc xưa, làng cổ Đường Lâm còn thu hút du khách bởi nét văn hóa ẩm thực độc đáo, mang đậm hương vị làng quê Bắc Bộ xưa. Dưới đây là danh sách những món mà du khách không thể bỏ lỡ khi đến Đường Lâm:
Hy vọng rằng, với những kinh nghiệm đúc kết trong bài viết trên, du khách sẽ có được một chuyến khám phá làng cổ Đường Lâm thật ý nghĩa và trọn vẹn!