22/07/2025 - Admin Gostay
Chùa Chuông nằm trong quần thể đệ nhất danh lam Phố Hiến
Chùa Chuông hay còn có tên gọi khác là Kim Chung tự (tức Chuông vàng) gắn liền với sự tích quả chuông vàng, là địa điểm du lịch mà du khách không nên bỏ lỡ.
Chùa được xây dựng từ rất sớm, theo lối kiến trúc nội công ngoại quốc liên hoàn. Các hạng mục cấu kiện, chi tiết hoa văn được bố trí đăng đối, hài hòa. Đặc biệt là nghệ thuật đối xứng qua trục, thể hiện trên các công trình như: cổng Tam quan, nhà Mẫu,...
Chùa hiện đang nằm trong Khu di tích quốc gia đặc biệt - Phố Hiến (được xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt vào năm 2014).
Bên trong chùa Chuông Hưng Yên là kho tàng của hệ thống tượng Phật đa dạng, bao gồm: Di Đà tam tôn, Tam thế, tượng Cửu Long,... Nổi bật hơn cả là 8 tượng Kim Cương, 4 tượng Bồ Tát và 18 vị La Hán.
Từng bức tượng đều được chế tác tinh phu, tỉ mỉ, tinh tế đến từng chi tiết. Tượng được chạm khắc, mô tả nhiều tư thế, hình dáng và biểu cảm khác nhau.
Đền thờ vua Trần - Di tích văn hóa tâm linh đặc sắc của tỉnh Hưng Yên mới
Sau sáp nhập với Thái Bình, Hưng Yên sẽ sở hữu di tích lịch sử nổi tiếng - đền Trần Thái Bình.
Hiện, đền thuộc địa phận xã Long Hưng, tỉnh Hưng Yên mới. Công trình được xây dựng là nơi để tưởng nhớ và thờ cúng các vị vua triều Trần - những người có công xây dựng và bảo vệ đất nước khỏi ách xâm lăng.
Bên cạnh đó, Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần cũng đã được xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt. Hằng nằm, đến Trần sẽ tổ chức lễ hội truyền thống từ ngày 13 - 17 tháng Giêng âm lịch.
Đặc biệt, đền Trần còn gây ấn tượng với những tín đồ du lịch với khu lăng mộ gồm 3 chiếc gò sừng sững, uy nghi tọa lạc giữa cánh đồng lúa vàng xuộm, mênh mông và rộng lớn. 3 gò mộ có quy mô tương tự như 3 ngọn đồi nhỏ, được xây dựng từ thời nhà Trần và tôn tạo vào năm 2004.
Đường kính của mộ là khoảng 65m, chiều cao 1m2 tính từ khu vực sân tế. Đối với ngôi mộ ở giữa sẽ có phần đặc biệt với đường kính 55m, chiều cao đến đỉnh mộ là 7m. Chính giữa đặt chữ Trần viết theo tiếng Hán bên trong khung sắt hình chữ nhật.
Vẻ đẹp cổ kính nhuốm màu thời gian của chùa Nôm
Chùa Nôm nằm trong quần thể di tích làng Nôm, xã Đại Đồng, Hưng Yên. Không rõ công trình được xây dựng vào thời gian nào thế nhưng từ xưa đến nay, chùa Nôm vẫn là công trình kiến trúc cổ kính và nổi tiếng với sự linh thiêng.
Theo nhiều tài liệu ghi chép, chùa được trùng tu lần đầu vào năm 1680. Đến nay, dù đã trải qua nhiều lần trùng tu khác thế nhưng công trình vẫn giữ được nét kiến trúc cổ kính, đặc trưng văn hóa của vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Chùa là nơi lưu giữ nhiều cổ vật có giá trị. Theo ước tính, trong chùa hiện tại có khoảng 122 bức tượng Phật cổ bằng đồng, cụ thể như: Phật Tổ Như Lai, tượng Cửu Long Phật Đản,...
Ngoài ra, khi đến với chùa Nôm, du khách nhất định không thể bỏ lỡ Lầu Quan Âm - công trình được xây dựng dưới lòng hồ, mang hình dáng giống như một đài sen đua nở.
Không gian mang đậm hơi thở văn hóa truyền thống với cổng tam quan, công trình được làm bằng gỗ và mái chùa lợp ngói vảy cá, nhuốm màu rêu phong.
Cổ tự nơi tả ngạn sông Hồng
Chùa có tuổi đời lên tới gần 400 năm, được xây dựng từ thế kỷ XVII, cụ thể là vào năm 1632 (thời vua Lê Trung Hưng). Chùa đã trải qua nhiều lần tôn tạo, sửa chữa, thế nhưng đến nay vẫn giữ được nguyên vẹn nét đẹp cổ kính, ấn tượng.
Chùa tọa lạc trên khu đất rộng 58.000 chia thành 157 gian và 21 công trình chính, phụ. Không gian được bố trí quy mô nhất chính là gian thờ Phật và gian thờ Thánh Tổ Dương Không Lộ.
Trải dài xung quanh là hệ thống các công trình như: Chùa Phật, Tam Quan, toà Thượng Điện, Điện Thánh, hành lang, gác chuông, khu tăng xá…
Đặc biệt là công trình Tam Quan với cảnh cửa chạm khắc hình rồng chầu tinh xảo, tỉ mỉ và tinh tế. Tòa gác chuông nằm cuối con đường Thần Đạo cũng là một trong những điểm nhấn kiến trúc mà du khách không thể bỏ lỡ khi đến với chùa Keo.
Công trình được chia làm 4 tầng: tầng 1 - trao khánh đá, tầng 2 - đặt chuông đồng và tầng 3 và tầng thượng - treo 2 quả chuông đồng nhỏ hơn.
Toàn bộ các công trình đều làm bằng gỗ lim, được người thợ thủ công chạm khắc tinh xảo từng chi tiết. Năm 2913, quần thể di tích chùa Keo được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.
Ngôi đền lâu đời với tín ngưỡng thờ Mẫu
Một trong những điểm đến nổi tiếng sau khi sáp nhập với Thái Bình mà Hưng Yên sở hữu đó chính là đền Tiên La. Năm 1986, đền được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Với diện tích lên đến 600m2, đền được xây dựng theo cấu trúc “Tiền nhất - Hậu đinh”. Các chi tiết như cột, kèo được tuân thủ theo kiến trúc đình đền truyền thống, hình dáng mái đao uốn cong tựa như dáng Lưỡng Long Chầu Nguyệt.
Đền được chia thành ba tòa điện chính bao gồm: Đại Bái, Trung tế và và Hậu điện (Hậu cung). Để khám phá đền Tiên La, du khách sẽ bước vào cổng Tam quan trước, đến sân đề với hai bên là Lầu Cô, Lầu Cậu.
Nếu như Đại Bái được xây dựng với những họa tiết tứ linh hoặc tứ quý thì nhà Trung tế xây dựng theo lối kiến trúc “chồng diêm cổ các”. Hậu cung được làm bằng gỗ, chia làm 3 gian, phía trên nóc treo bức tự 4 chữ “Vạn Cổ Anh Linh” - ghi nhớ đời đời công ơn lớn lao của Bát Nạn tướng quân và các quân sĩ vì dân vì nước.
Nếu chưa có dịp ghé thăm Hưng Yên thì đây chắc chắn là dịp và du khách không thể bỏ qua để trải nghiệm vùng đất giàu trầm tích lịch sử, mang đậm bản sắc văn hóa Bắc Bộ này. Hãy tiếp tục theo dõi GoStay và “bỏ túi” cho mình thật nhiều những địa điểm du lịch hấp dẫn và ấn tượng khác nhé!