6+ đặc sản Phú Thọ mà tín đồ ẩm thực không nên bỏ qua khi du lịch dịp Lễ Giỗ tổ Hùng Vương

24/03/2025 - Admin Gostay

Đất Tổ - Phú Thọ là điểm đến được du khách lựa chọn nhiều nhất trong dịp lễ Giỗ tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 âm lịch hằng năm. Ngoài ghé thăm các điểm di tích văn hóa lịch sử quen thuộc như đền Hùng, bảo tàng Hùng Vương,... du khách cũng đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức nền ẩm thực tinh túy của nơi đây nhé!

Thịt chua Thanh Sơn

Thịt chua Thanh Sơn

Đặc sản nức tiếng đất Tổ

Thịt chua Phú Thọ là món ăn nổi tiếng cả nước mà bất kể thực khách nào có dịp được thưởng thức cũng đều phải trầm trồ, khen ngợi. Thịt chua chính gốc là đặc sản của người dân tộc Mường, huyện Thanh Sơn, Phú Thọ.

Món ăn được làm từ thịt lợn bản, thái thật mỏng, ướp cùng thính gạo rang thơm lừng. Sau đó, thịt sẽ được ủ trong ống nứa từ 3 - 7 ngày để chín bằng cách lên men.

Thưởng thức thịt chua đúng chuẩn không thể thiếu được lá sung, lá ổi và các loại rau sống. Chấm miếng cuốn trong bắt mắm tỏi mặn mà, tê cay, thực khách sẽ cảm nhận được vị chua thanh, thơm thơm vừa quen vừa lạ, chỉ muốn ăn mãi không ngừng.

Cá lăng Việt Trì

Cá lăng Việt Trì - Đặc sản Phú Thọ

Cá lăng hấp sả mềm ngọt, thơm nức

Nhắc đến đặc sản thành phố Việt Trì, Phú Thọ nơi hai con sông sông Lô và sông Đà chảy qua, chắc hẳn ai cũng biết đó chính là cá lăng. Sông lớn, nước sạch là điều kiện thuận lợi để cho cá lăng sinh sôi và phát triển.

Cá có cân nặng từ 2 - 5kg/ con. Thịt cá chắc, ngọt, ít xương lại giàu dinh dưỡng nên được thực khách vô cùng yêu thích.

Tùy theo khẩu vị, du khách sẽ lựa chọn các cách chế biến khác nhau: nướng than hoa, nấu lẩu hoặc om chuối đậu,...Thế nhưng cá lăng hấp gừng sả lại là món ăn được nhiều người lựa chọn nhất. Bởi cách chế biến này giúp giữ trọn vẹn hương vị thơm ngon của phần thịt cá.

Trám om cá

Trám om cá

Món ăn "đưa cơm" ngày đông giá rét

Trám là loại quả quen thuộc của vùng đất Phú Thọ. Trám để om cá thường được lựa chọn loại trám nhà, quả to, dày cùi để khi chế biến lâu không bị cháy. 

Công đoạn cầu kỳ nhất chính là chuẩn bị trám trước khi om. Người chế biến cần đem quả đi ngấm nước trước khoảng 1 - 2 tiếng rồi chà phần vỏ bên ngoài cho sạch nhựa, giảm vị chua chát.

Sau đó, thả trám vào nồi khi nước sôi lăm tăm. Nếu thả lúc nước sôi, trám sẽ bị cứng. Ngược lại, nếu nước chưa đủ già, trám sẽ nhão, ăn mất hương vị ban đầu.

Để trám chìm trong nước rồi đảo đều, bắc nồi khỏi bếp để đợi nguội. Khi đó, người chế biến mới lấy dao tách từng quả một, lấy cùi bỏ hạt. Nồi trám om cá đẹp mắt với thịt cá chín mềm, lại phảng phất hương vị béo bùi, chua nhẹ khiến du khách đã được thưởng thức sẽ không thể nào quên.

Bánh tẻ mật Đào Xá

Bánh tẻ mật

Món ăn dân dã, ấm nồng tình quê

Thanh Thủy (Phú Thọ) không chỉ nổi tiếng với những suối nước nóng tự nhiên mà còn thu hút du khách bởi món bánh tẻ mật nổi tiếng. Món ăn tuy dân dã, bình dị nhưng lại là nét ẩm thực độc đáo không thể thiếu được trong đời sống của người dân địa phương.

Món ăn được xuất phát từ mâm cỗ thờ dâng lên Thành hoàng làng vào mỗi dịp lễ hội rước voi nên đến nay đã có tuổi đời lên đến hàng trăm năm. 

Bánh được làm từ hai nguyên liệu chính là bột gạo tẻ và mật mía. Nếu như gạo tẻ giúp bánh mềm mịn thì mật mía sánh đặc, giúp bánh có màu nâu cánh gián đặc trưng đẹp mắt cùng vị ngọt thanh trong khoang miệng.

Bánh tai

Bánh tai Phú Thọ vỏ mềm dai nhân đậm vị ăn là mê

Bánh tai Phú Thọ vỏ mềm dai nhân đậm vị ăn là mê

Một món ăn khác cũng được làm từ gạo tẻ đó chính là bánh tai (bánh hòn). Bánh có hình dáng nhỏ nhắn, giống chiếc tai mèo. Bên ngoài là lớp vỏ dẻo mịn, trắng tinh làm từ bột tẻ. Bên trong là phần nhân từ thịt xay, một chút mỡ và các loại gia vị ăn kèm.

Khi hấp chín, bánh thơm mùi bột gạo. Cắn một miếng, du khách sẽ cảm thấy sự hòa quyện tinh tế từ phần vỏ bánh và nhân thịt đậm đà bên trong. Bánh được chấm cùng nước mắm chua ngọt tương tự bánh bột lọc.

Ngoài hương vị hấp dẫn, bánh tai còn là biểu tượng cho sự khéo tay của những người con đất tổ, mang ý nghĩa cầu mong may mắn, đủ đầy.

Cơm nắm lá cọ

Cơm nắm lá cọ với muối vừng

Cơm nắm lá cọ với muối vừng

Món ăn cuối cùng mà du khách nên thưởng thức khi ghé thăm Phú Thọ trong dịp lễ Giỗ tổ Hùng Vương chính là cơm nắm lá cọ. Món đặc sản có nguồn gốc xuất phát dân dã từ xưa, khi những người nông dân muốn mang cơm ăn để đi làm đồng.

Cơm nắm lá cọ tồn tại đến nay như một minh chứng văn hóa thú vị và độc đáo của mảnh đất Phú Thọ. 

Cơm sau khi được nấu chín sẽ được vo tròn bằng một chiếc khăn ướt. Người nằm cơm sẽ lăn cơm thật kỹ để các hạt gạo dính vào nhau rồi chia thành những phần vừa ăn. Cơm được bọc trong lá cọ xanh, buộc túm một đầu trông như túi quà nhỏ xinh.

Ngày xưa, người dân thường ăn cơm với muối vừng. Ngày nay, du khách cũng có thể ăn kèm như vậy hoặc thêm cả thịt lợn rang khô.

Cơm nắm lá cọ là món ăn đơn giản nhưng lại ẩn chứa hồn quê dân dã của mảnh đất Tổ thiêng liêng.

Tóm lại, nếu có dịp du lịch Phú Thọ dịp lễ sắp tới, du khách đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức những món ăn hấp dẫn này và mang về làm quà cho người thân, bạn bè phương xa nhé.

Hãy tiếp tục theo dõi GoStay để bỏ túi cho mình thêm nhiều những kinh nghiệm du lịch hữu ích khác trên chuyên trang thương mại điện tử du lịch gostay.vn.

0 Nhận xét

您想节省高达 50% 的酒店和航班预订费用吗?

输入您的电话号码/电子邮件,以便我们向您发送最新的促销信息!