Lễ hội Cầu Ngư - Nét văn hóa tâm linh đặc sắc của người dân miền biển

08/02/2025 - Admin Gostay

Một trong những nét đẹp của các làng chài ven biển Việt Nam những ngày đầu xuân đó chính là lễ hội Cầu Ngư. Và nhắc đến một trong những địa phương nổi tiếng với lễ hội này đó chính Phú Yên. Trong bài viết ngày hôm nay hãy cùng chúng tôi khám phá chi tiết về lễ hội Cầu Ngư này tại Phú Yên nhé!

Lễ hội Cầu Ngư của người dân Phú Yên

Từ xưa đến nay, lễ hội Cầu Ngư đã tồn tại như một nét văn hóa đặc sắc của người dân phú Yên. Vốn dĩ, chẳng ai biết lễ hội xuất hiện từ khi nào, thế nhưng lại chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân.

Cả cuộc đời họ gắn liền biển cả mênh mông, với những con thuyền no căng gió và tháng ngày lênh đênh trên sóng nước để thu về nguồn cá tôm tươi rói, dồi dào.

Chính vì vậy, những nghi lễ trang trọng và các màn trình diễn công phu, đặc sắc, mang đậm hơi thở dân gian trong lễ hội Cầu Ngư đã tái hiện rõ nét bức tranh cuộc sống thường nhật của người dân vùng Phú Yên.

Lễ hội Cầu Ngư

Lễ hội cầu ngư lạch Long Thủy, Tuy Hòa, Phú Yên

Không chỉ vậy, lễ hội còn như một lời cầu chúc, gửi gắm của người dân địa phương đến với Cá Ông - người có công giúp đỡ ngư dân để mong một năm mưa thuận gió hòa, bội thu tôm cá.

Lễ hội Cầu Ngư hàng năm được thực hiện tại các tỉnh ven biển, dọc từ Quảng Bình trở vào phía Nam, bao gồm cả các huyện đảo như Phú Quốc. 

Nguồn gốc của lễ hội Cầu Ngư

Đối với người dân miền biển và đặc biệt là ngư dân thì Cá Ông là vị thần đặc biệt trong đời sống tinh thần của họ. Tên gọi vừa thể hiện sự thân thương, vừa thể hiện sự kính trọng đối với cá voi, loại cá thường xuất hiện giúp đỡ con người những lúc khó khăn.

Di sản văn hóa mang đậm hơi thở vùng biển

Di sản văn hóa mang đậm hơi thở vùng biển

Hàng năm, từ độ tháng giêng đến tháng sáu âm lịch, bà con sinh sống ven biển, đầm tại Phú Yên thường sẽ cùng nhau tổ chức lễ hội Cầu Ngư.

Đây là một nét đẹp, phong tục truyền thống thể hiện đời sống tinh thần phong phú của người dân, là lời cảm ơn của họ dành cho Cá Ông.

Đồng thời, lễ hội là lời thỉnh cầu của bà con đi biển, gửi gắm ước vọng cho những chuyến ra khơi an toàn, đầy ắp lộc trời.

Thời gian, địa điểm diễn ra lễ hội Cầu Ngư

Điểm đặc biệt của lễ hội chính là không có ngày tổ chức cụ thể, mà sẽ tùy thuộc vào từng địa phương tổ chức. Thông thường, người dân sẽ lấy ngày đầu tiên mà Cá Ông mất hoặc được vua sắc phong để làm lễ.

Một yếu tố khác cũng ảnh hưởng trực tiếp tời thời gian tổ chức lễ hội Cầu Ngư đó chính là tình hình công việc và làm ăn của dân làng.

Thời gian từ Tháng Giêng đến tháng Sáu âm lịch, thời tiết khô ráo lại là mùa cao điểm du lịch của Phú Yên nên sẽ thu hút được lượng lớn du khách đến tham quan.

Điều này góp phần giúp quảng bá thêm những nét truyền thống quý báu đến với du khách trong và ngoài nước.

Lễ hội được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia

Lễ hội được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia

Địa điểm tổ chức lễ hội sẽ là lăng Ông. Và chỉ riêng trên địa bàn tỉnh Phú Yên hiện nay đã có hơn 41 lăng Ông. Chính vì thế, ngư dân sẽ chọn lăng làm nơi để tổ chức các nghi thức cúng tế trong bầu khí long trọng, thành kính.

Về kiến trúc, lăng Ông được xây dựng nhưng hình dáng của các ngôi đình, đặt cạnh khu vực gần sông, biển và về hướng Đông. Các công trình sở hữu lối kiến trúc tinh tế, tỉ mỉ. 

Cụ thể, lăng Ông được chia làm 3 phần chính bao gồm: Võ ca, chánh điện và phần sau tương đương với sân trước, nơi thờ ngọc cốt, bài vị và nơi dùng để hội họp, tiếp khách. 

Lễ hội Cầu Ngư được tổ chức thế nào?

Lễ hội tổ chức ít nhất trong vòng 2 ngày, chia thành phần lễ và phần hội. Hiện lễ hội Cầu Ngư Phú Yên đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Phần lễ

Các nghi thức truyền thống bao gồm: múa siêu, nghinh thần, rước sắc và đọc văn tế sẽ được thực hiện trang nghiêm, cung kính trong khoảng thời gian này.

Mở đầu là lễ rước sắc chính. Sau đó là lễ nghinh thủy, lễ rước hồn ông Nam Hải. Nghi thức cúng bái trong khu vực đình ngoài được thực hiện cũng là lúc đoàn hát bả trạo sẽ bắt đầu hát.

Rước thần trong lễ hội Cầu Ngư

Rước thần trong lễ hội Cầu Ngư tại Phú Yên

Điểm thu hút du khách tại lễ Cầu Ngư Phú Yên đó chính là ngư dân sẽ mặc trang phục, đóng giả làm ngư phủ, xếp theo đội hình chèo thuyền từ 18 - 20 người. Các nhân vật bao gồm: tổng chèo, tổng lái, tổng mũi và tổng khoan.

Trang phục là áo thụng màu xanh, dây thắt lưng điều. Tuy nhiên mỗi vai trò sẽ có những nét trang phục riêng.

Chẳng hạn như tổng chèo sẽ có thêm chèo được sơn cán màu đỏ tươi, mái màu trắng. Ở giữa cây chèo là hình vẽ võng thái cực. Trong khi đó, phần chèo lái sẽ có độ dài khoảng chừng 2.5m, tay cầm màu đỏ với mái màu xanh và họa tiết rồng vàng.

Con lại, con trạo chỉ dài 1.2m, sơn hai màu trắng đen đối lập.

Khi hát, tổng trạo lĩnh xướng, các con trạo phụ họa theo cùng đội múa, tạo nên khung cảnh chiếc thuyền đang nhè nhẹ lướt trên mặt biển. Khúc hát trong buổi lễ là những hát nam, hát khách, còn khi lao động, họ sẽ cất lên tiếng hò giật chài, hò lụi mạnh mẽ, khỏe khoắn.

Khai mạc lễ hội Cầu Ngư

Khai mạc lễ hội Cầu Ngư

Đối với phần tế lễ, được sắp xếp đầy đủ theo thứ tự: tế Sanh, tế Đình, tế Bà Thiên Yana và tế ông Nam Hải. Vật phẩm đang lên các ngài là đặc sản đặc trưng của Phú Yên cùng hương, hoa, trà, quả.

Khi dâng lễ, chủ tế sẽ đọc văn ca ngợi công đức của các bậc tiền hiền, thủy thần đã phù hộ, bảo vệ cho ngư dân có được tôm cá đầy lưới, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho con cái đời sau.

Lễ hội Cầu Ngư Phú Yên

Lễ hội Cầu Ngư Phú Yên - Giữ gìn nét văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc

Phần hội

Phần hội bắt đầu trong không khí náo nhiệt với những trò chơi dân gian và các tiết mục nghệ thuật truyền thống: hát tuồng thứ lễ, diễn xướng dân gian và hát bả trạo.

Ngoài ra, các môn thể thao dưới nước cũng thu hút được sự chú ý và yêu thích của người dân, khách du lịch đến tham quan: đua thuyền, đua sõng, lắc thúng chai,... Cùng với đó là những bộ môn cổ truyền như: lắc thúng chai, đi cà kheo, kéo co, vật cổ truyền,...

Không khí lễ hội Cầu Ngư sôi động, náo nhiệt, tạo ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách. 

Kéo co trong lễ hội cầu ngư

Cuộc thi kéo co diễn ra sôi nổi trong lễ hội Cầu Ngư

Với những thông tin mà chúng tôi cung cấp được trong bài viết trên, hy vọng rằng các tín đồ du lịch sẽ có cho mình được những thông tin cần thiết về lễ hội Cầu Ngư.

Còn chần chờ gì nữa mà không thử một lần khám phá ngay nét đẹp văn hóa truyền thống đặc sắc của các làng chài Phú Yên thôi nào!

0 Nhận xét

您想节省高达 50% 的酒店和航班预订费用吗?

输入您的电话号码/电子邮件,以便我们向您发送最新的促销信息!