Lễ hội Quán Thế Âm Đà Nẵng: Kinh nghiệm khám phá Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia

18/03/2025 - Admin Gostay

Đà Nẵng trong mắt du khách không chỉ ấn tượng với phong cảnh thiên nhiên thơ mộng, trữ tình khi sở hữu bãi biển trong vắt với bờ cát trắng trải dài. Nơi đây còn hấp dẫn du khách bởi nền văn hóa truyền thống đặc sắc và lâu đời. Trong đó, Lễ hội Quan Thế Âm Ngũ Hành Sơn là một trong những sự kiện văn hóa đậm yếu tố tâm linh, tín ngưỡng thu hút được hàng trăm nghìn lượt du khách tham gia mỗi năm. Cùng GoStay khám phá ngay nhé!

 

Lịch sử hình thành của Lễ hội Quán Thế Âm Bồ Tát tại Đà Nẵng

Lễ hội bắt nguồn từ lễ vía tôn giáo của đạo Phật, được lưu truyền đến nay và trở thành một trong những lễ hội dân gian lâu đời nhất tại Đà Nẵng. Lễ hội được tổ chức lần thứ nhất vào năm 1960, sau khi khánh thành tượng Bồ Tát Quán Thế Âm tại động Hoa Nghiêm của đỉnh Thủy Sơn.

Đến năm 1962, lễ hội tiếp tục được tổ chức nhân dịp khánh thành chùa Quan Âm trong động Quan Âm. Ở đây, người ta đã phát hiện một khối thạch nhũ có hình thù độc đáo, có tôn tượng Phật Bà Quán Thế Âm. Được biết tất cả đều là 100% thạch nhũ tự nhiên.

Thời gian sau đó, lễ hội không được tổ chức bởi nhiều lý do khác nhau. Vào năm 1991, Lễ hội Quán Thế Âm Bồ Tát tại Đà Nẵng được khôi phục, thu hút sự quan tâm của chính quyền, đông đảo người dân và du khách.

Lễ hội có lịch sử hình thành từ lâu đời

Lễ hội có lịch sử hình thành từ lâu đời

Từ đó đến nay, lễ hội được tổ chức hằng năm như một nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo của người dân và du khách.

Lễ hội được tổ chức cũng là một trong những hình thức để quảng bá du lịch cho di tích quốc gia Ngũ Hành Sơn nói riêng, Đà Nẵng nói chung.

Dịp tổ chức cũng là lúc Phật tử bốn phương về chùa để cùng nhau nguyện cầu cho Quốc thái dân an, một năm mới may mắn, tốt lành, làm ăn thuận lợi, gia đình vui vẻ, công việc suôn sẻ.

Địa điểm và thời gian tổ chức

Lễ hội tổ chức tại chùa Quán Thế Âm

Lễ hội tổ chức tại chùa Quán Thế Âm

Hằng năm, trong tiết trời xuân, hàng trăm nghìn Phật tử lại nô nức trở về Chùa Quán Thế Âm, số 48 đường Sư Vạn Hạnh, Hoà Hải, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng để tham dự lễ hội.

Sự kiện diễn ra trong vòng ba ngày, từ ngày 17/2 - 19/2 âm lịch. Ngày 19/2 được lấy làm chính lễ. 

Do lượng người đổ về lễ hội khá đông nên không thể tránh khỏi được tình trạng hết phòng xung quanh khu vực tổ chức.

Kinh nghiệm cho du khách và phật tử muốn tham gia lễ hội là nên đặt phòng khách sạn trước trên GoStay. GoStay sở hữu quỹ phòng đa dạng với mức giá hợp lý và nhiều ưu đãi hấp dẫn, chắc chắn sẽ đem lại cho du khách trải nghiệm trọn vẹn nhất khi tham gia lễ hội.

Lễ hội Quán Thế Âm Bồ Tát tại Đà Nẵng có gì đặc sắc?

Điểm đặc biệt của Lễ hội Quán Thế Âm Bồ Tát đó chính là phần lễ và phần hội được tổ chức đan xen, hòa quyện với nhau: trong lễ có hội, trong hội có lễ.

Phần lễ

Các nghi thức trong phần lễ bao gồm:

Lễ rước ánh sáng: tổ chức và tối ngày 18/2 âm lịch với ý nguyện mong muốn ánh sáng của phật pháp sẽ dẫn lối cho chúng sinh. Lễ gồm các hoạt động: rước đuốc, rước kiệu, múa lân, múa rồng,...

Lễ khai sinh: tổ chức vào sớm ngày 19/2 âm lịch để cầu nguyện cho quốc thái dân an, nhà nhà ấm no, vui vẻ và hạnh phúc;

Lễ hội Quán Thế Âm Bồ Tát

Phần lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, thành kính

Lễ trai đàn chẩn tế: lễ tế cầu siêu, cúng thập loại chúng sinh tổ chức vào ngày 19/2 âm lịch. Đặc biệt, trước khi thực hiện lễ, phật tử sẽ viết tên những người thân đã qua đời rồi gửi lên chùa để cầu siêu.

Lễ thuyết giảng: lễ thuyết giảng để mỗi Phật tử đều biết ơn lòng từ bi hỷ xả của Quán Thế Âm Bồ Tát.

Lễ rước tượng: là nghi thức quan trọng nhất trong Lễ hội Quán Thế Âm Bồ Tát tại Đà Nẵng. Nghi thức nhằm cầu cho người dân, đặc biệt là ngư dân đi biển làm ăn gặp mưa thuận gió hòa, bình an, giữ vững tay chèo.

Phần hội

Trong suốt 3 ngày tổ chức lễ hội Quán Thế Âm Bồ Tát tại Đà Nẵng, phần hội được đan xen cùng phần lễ. Hào hứng và kích thích nhất là các hoạt động thể thao truyền thống náo nhiệt, vừa truyền thống vừa hiện đại khiến du khách đừng ngồi không yên.

Bên cạnh đó là nhiều hoạt động nghệ thuật như: hóa trang hát dân ca, thi cờ, nhạc, hoạ, điêu khắc, múa tứ linh, thả đèn trên sông, hát tuồng…

Trò chơi dân gian trong lễ hội

Trò chơi dân gian trong lễ hội

Nếu du khách nào yêu thích nét văn hóa truyền thống, đậm bản sắc của dân tộc cũng có thể ghé triển lãm thư pháp và tranh thủy mặc.

Cuối cùng, lễ hội Quán Thế Âm Bồ Tát tại Đà Nẵng còn tổ chức nhiều hoạt động để quảng bá du lịch, ẩm thực địa phương như: hội thi thuyết minh về danh thắng, hội thi nấu ăn chay,...

Kinh nghiệm tham gia Lễ hội Quán Thế Âm Bồ Tát tại Đà Nẵng

Kinh nghiệm tham dự lễ hội quan thế âm tại đà nẵng

Du khách và Phật tử tham gia lễ hội

Khi tham gia Lễ hội Quán Thế Âm Bồ Tát tại Đà Nẵng, du khách cần lưu ý một số điểm dưới đây:

  • Một là, chuẩn bị trang phục phù hợp, tôn trọng tôn giáo khi tham dự phần lễ trong suốt 3 ngày tổ chức;
  • Hai là, tự bảo quản đồ đạc, tài sản cá nhân, đề phòng trộm cắp;
  • Ba là, lời ăn tiếng nói chuẩn mực, phù hợp, tuyệt đối không kích động, gây thù hằn tôn giáo;
  • Bốn là, mũ nón, kem chống nắng phòng trường hợp phải di chuyển ngoài trời trong thời gian dài;
  • Năm là, đặt phòng khách sạn, đặt vé máy bay hoặc xe khách trước thời điểm diễn ra lễ hội;
  • Sáu là, kết hợp tham quan tại các điểm du lịch khác để hành trình được trọn vẹn hơn.

Lễ hội Quán Thế Âm Bồ Tát tại Đà Nẵng không chỉ là một sự kiện văn hóa tâm linh đặc sắc, mà còn là dịp để du khách khám phá những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Với những trải nghiệm khó quên tại lễ hội, hy vọng du khách sẽ có thêm nhiều kỷ niệm đẹp về thành phố Đà Nẵng mến yêu.

1 Nhận xét

Bạn muốn tiết kiệm tới 50% khi đặt phòng khách sạn, vé máy bay?

Nhập số điện thoại/email để chúng tôi có thể gửi đến bạn những chương trình khuyến mại mới nhất!