Hướng dẫn chi tiết đi lễ phủ Tây Hồ Hà Nội

21/01/2025 - Admin Gostay

Phủ Tây Hồ là địa điểm tâm linh được người dân thủ đô và du khách thập phương thường xuyên ghé tới chiêm bái và vãn cảnh. Đặc biệt là trong những ngày rằm, dịp Tết đến xuân để cầu may. Tới đây du khách không chỉ cầu mong sự may mắn, suôn sẻ trong năm mới mà còn để thưởng ngoạn cảnh đẹp tại hồ Tây.

Phủ Tây Hồ ở đâu? Thờ ai?

Nằm cạnh hồ Tây thơ mộng, phủ Tây Hồ là điểm đến tâm linh bậc nhất thủ đô, được người dân và du khách ghé thăm thường xuyên. Với những ngày bình thường, phủ sẽ mở cửa từ 05h00 - 19h00 hàng ngày. 

Vào hai dịp lễ chính là 3/3 âm lịch và 18/3 âm lịch, phủ đóng cửa muộn hơn để tiếp đón người dân có nhu cầu ghé phủ cầu may.

Phủ Tây Hồ

Ban thờ bên trong phủ Tây Hồ

Bên cạnh hoạt động cúng bái, vào những dịp đặc biệt, phủ còn có các hoạt động để du khách có thể tìm hiểu thêm về văn hóa cổ truyền của dân tộc như: hát chầu văn, đàn hát,...hay đơn giản là để ngắm nhìn vẻ đẹp thơ mộng của hồ Tây.

Được biết, phủ Tây Hồ xây dựng từ thế kỷ 17, là nơi thờ Liễu Hạnh công chúa. Theo truyền thuyết kể lại, bà là con gái thứ của Ngọc Hoàng, do phạm phải lỗi nên đã bị đày xuống trần gian. 

Trong khoảng thời gian đó, bà dừng dân tại Hồ Tây và diệt trừ ma quái, giúp cho người dân nơi đây có cuộc sống bình yên, an cư lạc nghiệp. Chính vì vậy, để tưởng nhớ công ơn của Liễu Hạnh công chúa, người dân đã lập phủ thờ Mẫu.

Từ đó cho đến nay, phủ Tây Hồ trở thành chốn tâm linh linh thiêng của người dân Hà Thành và du khách cả nước.

Đi phủ Tây Hồ cầu gì?

Đến Phủ Tây Hồ, người dân thường cầu may, cầu tài lộc hay công danh sự nghiệp. Vào mùng 1 hoặc ngày rằm, ngày lễ, người dân ghé phủ để cầu chúc may mắn, bình an cho bản thân và gia đình mình.

Chia sẻ kinh nghiệm đi lễ phủ Tây Hồ

Dưới đây, GoStay sẽ gửi đến bạn kinh nghiệm đi lễ phủ chi tiết nhất do chúng tôi sưu tầm và đúc kết được, mời bạn cùng tham khảo nhé!

Sắm lễ phủ Tây Hồ

Du khách lưu ý, khi đến cúng bái tại phủ, việc chuẩn bị lễ chay và lễ mặn là vô cùng quan trọng. Nó không chỉ thể hiện tấm lòng thành kính của người đến lễ mà còn thể hiện được sự am hiểu của họ đối với phong tục của dân tộc.

Ngoài vàng mã, nón, hài, thẻ hương và hoa quả thì người đến lễ nên chuẩn bị thêm xôi, thịt gà hoặc thịt lợn nấu chín, bày biện gọn gàng, đẹp mắt.

Phủ Tây Hồ dịp đầu xuân năm mới

Phủ Tây Hồ dịp đầu xuân năm mới, người dân nô nức đi cầu tài cầu an

Đối với lễ sống: trứng sống, thịt sống, muối và gạo sẽ được đặt lên cúng Thanh xà, Bạch xà và Ngũ hổ tại ban thờ Công đồng Tứ Phủ.

Với ban lễ Cô, lễ Cậu, du khách nên chọn mâm gồm gương, lược, hương hoa và đồ chơi dành cho Cô, Cậu.

Trình tự lễ tại phủ Tây Hồ

Để có thể thuận tiện cho việc thực hành nghi lễ, du khách nên tham khảo và nắm rõ trình tự hành lễ dưới đây.

Đầu tiên, bạn sẽ thắp nhanh, dâng hương và lễ tại phủ Chính. Sau đó, di chuyển dần đến điện Sơn Trang. Điểm cuối cùng của chuyến hành trình là lầu Cô, lầu Cậu.

Người dân đến lễ tại phủ Tây Hồ

Người dân đến lễ tại phủ Tây Hồ

Lưu ý khi đi lễ tại phủ Tây Hồ

Dưới đây là một vài lưu ý cho du khách đang chuẩn bị đi lễ bái tại Phủ Tây Hồ trong dịp cuối năm hoặc đầu xuân năm mới, mời bạn cùng tham khảo.

- Du khách nên thắp hương và dâng lễ đúng thứ tự của ban thờ;

- Dùng hai tay để đặt lễ lên ban thờ;

- Sau khi đặt xong toàn bộ lễ mới thắp hương;

- Tuyệt đối không dâng lễ mặn và tiền vàng mã cho ban thờ Phật;

- Hòa vàng theo thứ tự, từ ban thờ chính rồi mới đến phu;

- Hạ lễ từ ngoài vào trong;

Lưu ý quan trọng khi lễ tại phủ để đảm bảo sự trang nghiêm tín ngưỡng

Lưu ý quan trọng khi lễ tại phủ để đảm bảo sự trang nghiêm tín ngưỡng

GoStay mong rằng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết, du khách sẽ có được một chuyến du xuân đầu năm thật hạnh phúc, may mắn, cầu mong mọi điều may mắn tới cho gia đình, bạn bè và người thân.

0 Nhận xét

Bạn muốn tiết kiệm tới 50% khi đặt phòng khách sạn, vé máy bay?

Nhập số điện thoại/email để chúng tôi có thể gửi đến bạn những chương trình khuyến mại mới nhất!