Các phong tục tập quán Việt Nam: Đậm đà bản sắc dân tộc
Admin Gostay
Administrators
1. Tục ăn trầu - Giao tiếp
Từ xưa Việt Nam ta có câu "miếng trầu là đầu câu chuyện" nên miếng trầu đi đôi với lời chào. Không chỉ là "đầu trò tiếp khách" mà trầu còn là biểu tượng cho sự tôn kính, phổ biến trong các lễ tế gia tiên, lễ cưới, lễ thọ,... Đặc biệt trầu còn rất thân quen với tất cả mọi người, người giàu người nghèo, vùng nào cũng có thể có.
Tục ăn trầu là một trong các phong tục tập quán Việt Nam thể hiện nét văn hóa đặc trưng trong giao tiếp giữa người và người được ông cha đúc kết và xây dựng. Vì thế, món trầu mang ý nghĩa to lớn phản ánh nếp sinh hoạt độc đáo đậm chất Việt Nam.
2. Tết Nguyên Đán - Lễ tết
là Tết lớn nhất trong năm của Việt Nam. Từ thuở "khai quốc", tết Nguyên Đán đã ẩn chứa những giá trị nhân văn thể hiện mối liên hệ giữa con người với thiên nhiên. Theo quan niệm xưa, tết Nguyên Đán là khởi đầu cho chu kỳ canh tác mới, là lúc để con cháu tưởng nhớ, tri ân tổ tiên và gắn kết và tình làng nghĩa xóm,…
3. Cúng giao thừa - Lễ tết
Giao thừa được xem là thời khắc Đất Trời giao hòa, vạn vật bừng lên sức sống mới. Dân tộc nào cũng xem thời khắc giao thừa là thiêng liêng nhát và có cách bày tỏ riêng. Với dân tộc Việt Nam, giao thừa là một phong tục tập quán thể hiện văn hóa “uống nước nhớ nguồn”, biết ơn ông hành khiển trông coi nhà và xin ban cho một khởi đầu mới tốt đẹp.