17/03/2025 - Admin Gostay
Tương truyền, khi quân Xiêm xâm lược nước ta, chúng đã gặp một pho tượng đá lớn, ngự đến đỉnh núi Sam.
Chúng ra sức khiêng tượng Bà xuống núi nhưng không thể di chuyển được. Và một trong số đó đã cố tính làm gãy cánh tay trái của bức tượng. Ngay sau đó, chúng đã phải nhận sự trừng phạt thích đáng.
Một khoảng thời gian sau đó, tượng Bà hiện về trong giấc mơ của người dân làng và xưng danh là Bà Chúa Xứ. Bà báo mộng cho dân làng khiêng tượng xuống núi lập miếu thờ, Bà sẽ bảo vệ dân làng khỏi giặc xâm lược, ban mưa thuận gió hòa, đời đời ấm no.
Tương tự, cả làng cùng nhau khiêng tượng bà xuống núi nhưng đến ngay cả các thanh niên lực lưỡng cũng không thể nhấc nổi. Khi ấy, một cô gái tự xưng là Chúa Xứ Thánh Mẫu chỉ rằng cần 9 cô gái đồng trinh khiêng tượng bà xuống núi.
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam - giai thoại ấn tượng
Quả nhiên ngay sau đó, tượng Bà được di chuyển một cách dễ dàng. Cho đến một điểm tại chân núi tượng Bà bỗng nặng trịch, không thể khiêng được nữa. Dân làng cũng chọn nơi đó làm điểm lập miếu thờ Bà.
Địa điểm tổ chức lễ hội
Lễ hội Bà Chúa Xứ Núi Sam được tổ chức từ ngày 23/04 đến ngày 27/04 âm lịch hằng năm. Lễ được tổ chức ngay tại Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam Châu Đốc, tỉnh An Giang.
Vào ngày thường, khi không tổ chức lễ hội, đây cũng là địa điểm dừng chân, cúng bái của đông đảo tín đồ Phật tử.
Nhiều người từng đến đây cầu tài lộc, bình an đều cho rằng Miếu rất linh nghiệm, họ đã được Bà Chúa phù hộ cho mọi mong ước thành hiện thực. Đối với du khách đến vãn cảnh, kiến trúc mang đậm màu sắc Ấn Độ là một trong những điểm thu hút họ khi tới Miếu Bà An Giang.
Lễ xin vía Bà Chúa Xứ Núi Sam cũng gồm hai phần chính là: phần lễ và phần hội.
Phục hiện rước tượng Bà xuống miếu
Phần là diễn ra với một loạt nghi thức trang nghiêm, thành kính như:
Phần lễ được diễn ra trang trọng, tôn kính
Năm 2001, Lễ hội Bà Chúa Xứ Núi Sam được công nhận là Lễ hội cấp Quốc gia với những nghi thức, hoạt động tín ngưỡng đặc sắc.
Bên cạnh những nghi thức truyền thống lâu đời, để gắn các kết người dân trong vùng, phần hội được tổ chức vui nhộn với những hoạt động văn hóa của 4 dân tộc: Kinh, Chăm, Hoa và Khmer.
Các trò chơi dân gian thường được tổ chức như: Kéo co, thả diều nghệ thuật, trò chơi vận động liên hoàn, cờ tướng, đẩy gậy, chọi gà, cờ người… Bên cạnh đó là những tiết mục văn nghệ đặc sắc: múa lân sư rồng, múa mâm thao, múa bóng rỗi, múa đĩa chén…
Tiết mục múa mâm thao đặc sắc
Kinh nghiệm tham gia lễ hội cho tiết cho du khách
Lễ hội được tổ chức quy mô, hoành tráng nhưng bên cạnh đó, du khách cần lưu ý một số điểm dưới đây để chuyến đi của mình thêm trọn vẹn:
Trước tiên, du khách cần phải tự bảo quản tài sản của mình để tránh bị lấy cắp. Sau đó, cần có thái độ cung kính, nghiêm túc khi theo dõi các nghi lễ được thực hiện.
Ngoài ra, nếu du khách muốn cúng bái trong miếu thì không nên mua nhang đèn hoặc heo quay của các tiểu thương bán dạo bên ngoài mà nên chuẩn bị sẵn ở nhà để không bị chặt chém và có chất lượng tốt nhất.
Cuối cùng, du khách không được nhận lộc từ bất cứ người lạ nào. Bởi xung quanh miếu thường xảy ra tình trạng giả vờ cho lộc rồi chặn đòi tiền oan.
Nếu như du khách muốn tham gia Lễ hội Bà Chúa Xứ Núi Sam mà không chưa có kế hoạch, lịch trình cụ thể thì hãy liên hệ ngay với hotline của
GoStay để được tư vấn. Hàng ngàn ưu đãi khuyến mãi đang chờ khách hàng đặt phòng khách sạn trên nền tảng website hoặc ứng dụng. Tham khảo ngay hôm nay để không bỏ lỡ cơ hội khám phá mọi miền đất nước cùng GoStay bạn nhé!