13/02/2025 - Admin Gostay
Chùa tọa lạc trên con phố Chùa Hà, phường Dịch Vọng, quận cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Mặc dù nằm giữa phố phường náo nhiệt của thủ đô nhưng nơi đây vẫn giữ cho mình được sự tôn nghiêm, trang trọng của giới nhà Phật.
Theo truyền thuyết kể lại, chùa được xây dựng từ xa xưa do một gia đình làm gốm sứ giàu có tại Bối Khê công đức. Bên phải khuôn viên chùa là đình Hà, thờ hai vị Thành hoàng là Triệu Chí Thành và Chu Lý. Đây là hai vị tướng dưới thời của Triệu Việt Vương.
Trải qua năm tháng thăng trầm, cùng nhiều lần trùng tu, sửa đổi, công trình vẫn giữ được nét đẹp cổ kính vốn có.
Chùa Hà: Địa điểm cầu duyên nổi tiếng tại Hà Nội
Chẳng biết từ bao giờ, người dân Hà Nội nói chung và mọi miền khác nói riêng lại coi chùa Hà là địa điểm cầu duyên linh ứng. Những ai cô đơn lẻ bóng, mong tới đây để tìm được một nửa của mình.
Nhưng ai đã có người thương cũng tới chùa Hà để cầu mong hạnh phúc kết trái, đôi lứa thêm ấm êm, bền chặt, mãi không chia xa.
Tương truyền dân gian, những ngày đầu xuân, mùng 1, 2 và 3 là thời điểm tiết trời giao hòa, căng tràn sức sống nên được coi là lý tưởng để đi cầu duyên.
Tới xin duyên vào những ngày này không chỉ thể hiện ước nguyện của những người đang cô đơn mà còn thể hiện cho một năm mới suôn sẻ, tâm hồn thanh thản, hướng thiện.
Chọn ngày đẹp để đi cầu duyên tại chùa
Ngoài ra, nhiều người cũng cho rằng, mùng 1 và ngày rằm hàng tháng cũng là thời điểm tốt để đi chùa Hà cầu duyên. Khoảng thời gian này là lúc mà con người dễ giao hòa với năng lượng của vũ trụ, giúp lời nguyện cầu linh ứng nhanh hơn.
Tuy nhiên, nếu lịch trình quá bận rộn, du khách vẫn có thể đến chùa Hà vào ngày thường. Điều quan trọng nằm ở việc thành tâm khi hành lễ của du khách. Đặc biệt, khi ghé chùa vào sáng sớm, khách du lịch và phật tử sẽ cảm nhận được trọn vẹn sự an yên của chốn cửa phật.
Điều quan trọng nhất đối với du khách đi chùa Hà cầu duyên đó chính là việc sắm sửa mâm lễ cúng sao cho chỉn chu và chuẩn xác nhất. Hãy cùng tham khảo kinh nghiệm sắm lễ với GoStay ngay dưới đây nhé!
Du khách cần chuẩn bị các vật phẩm cơ bản, tùy theo ban thờ dâng lễ:
- Đối với mâm lễ dâng Tam Bảo: Tuyệt đối không dâng lễ mặn hay tiền vàng tại đây, vì ban thờ Phật. Mâm lễ gồm: hoa tươi, trái cây, bánh kẹo và tờ sớ khấn.
- Đối với mâm lễ dâng Đức Ông: Lễ gồm: tiền vàng, trà, rượu, xôi trắng, giò và sớ riêng.
- Đối với mâm lễ dâng Mẫu: Gồm: 5 bông hồng đỏ, trầu cau, bánh kẹo và sớ xin duyên.
Chi tiết mâm lễ cầu duyên tại chùa Hà
Du khách có thể nhờ các cụ ông bên ngoài cửa chùa viết sớ giúp. Ngoài ra, việc dâng lễ to hay nhỏ không quan trọng, để nguyện ước được linh ứng thì sự thành tâm của người cầu mới là điều cốt lõi.
Thứ tự cầu khi đi chùa Hà rất quan trọng thế nhưng không phải ai cũng biết và thực hiện đúng. Thứ tự dâng lễ bắt đầu tư ban Tam Bảo, đến ban Đức Ông ở gian chính sau đó mới lễ thánh mẫu tại điện ở hậu cung.
Đầu tiên, du khách cần khấn và thắp 5 nén hương để khấn ở khu vực hóa vàng. Sau đó, số hương được chia đều ở lư hương, ban thờ Tam Bảo, Đức Ông, Đức Thánh Hiền và Điện Mẫu.
Người thắp phải khấn 3 vái rồi mới từ từ cắm hương vào bát.
Lưu ý: Ban thờ Đức Ông thường cầu tài lộc, công danh; Ban Tam Bảo cầu bình an. Kết thúc dâng hương tại ban thờ chính, du khách tiếp tục di chuyển đến Điện Mẫu để cầu duyên.
Để linh ứng hơn, du khách nên chuẩn bị sẵn văn khấn, nếu ghi ra giấy thì phải lễ sau khi bái xong.
Tại các ban Ngũ Hổ, Quan Âm Dinh, Sử Tổ (bên phải) và Địa Tạng Vương Bồ Tát (bên trái) du khách cũng tiến hành vái 3 lạy.
Lưu ý khác khi đi chùa Hà cầu duyên:
- Sửa soạn lễ chỉn chu, không cần quá trang trọng nhưng phải thành tâm, đúng theo nguyên tắc nêu trên.
- Trang phục lịch sự, nghiêm túc, gọn gàng, tốt nhất là mặc áo kín cổ, quần dài khi bước chân đến chốn linh thiêng.
- Không nói to, cười đùa, nói lời lẽ báng bổ trong khuôn viên chùa.
- Thành tâm khấn cầu mong tìm được người se duyên ưng ý.
Tới chùa Hà cần lưu ý những gì?
Ngoài ra, khi kết thúc chuyến đi, bạn cũng có thể ghé thăm các điểm du lịch khác gần đó như: Bảo tàng Dân tộc học, Công viên Thủ Lệ, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, đền Voi Phục,...
Tóm lại, chùa Hà là một trong những điểm đến tâm linh lý tưởng cho những ai đang muốn cầu tài lộc, sức khỏe, bình an nói chung, cầu tình duyên nói riêng. Đồng thời, chùa cũng lưu giữ những giá trị văn hóa lịch sử sâu sắc của dân tộc qua các thời kỳ.
Nếu có dịp, mời bạn cùng ghé thăm chùa Hà và để lại ý kiến bình luận bên dưới bài viết cho chúng tôi nhé!