18/01/2025 - Admin Gostay
Từ xa xưa, thời nhà Đinh, Tiền Lê và nhà Lý đều rất sùng bái đạo Phật, coi đạo Phật Quốc giáo nên thường cho xây dựng rất nhiều chùa chiền trên khắp cả nước. Trong đó có cả công trình chùa Bái Đính nằm trên dãy Tràng An của mảnh đất Ninh Bình hiền hòa.
Mảnh đất Ninh Bình vốn được đánh giá là hội tụ đầy đủ các yếu tố địa linh nhân kiệt, vượng khí dồi dào. Nơi đây được mệnh danh là mảnh đất sinh Vua, sinh Thánh và sinh Thần.
Không gian đẹp như chốn bồng lai tiên cảnh
Tại núi chùa cổ Bái Đính, Vua Đinh Tiên Hoàng đã lập Tế đàn cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an. Hay như Vua Quang Trung lại chọn núi để tổ chức lễ tế cờ, động viên quân lính ra trận trước khi đại phá quân Thanh.
Đến năm 1997, chùa Bái Đính được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa – cách mạng cấp quốc gia. Chính nhờ những ý nghĩa lịch sử và ấn tượng như vậy, hàng năm, Bái Đính đón một lượng lớn du khách và Phật Tử ghé thăm.
Chính vì vậy, thông qua bài viết này, nếu có cơ hội, các bạn hãy cùng ghé thăm và khám phá vùng đất địa linh nhân kiệt này nhé!
Mỗi mùa, thiên nhiên ưu đãi ban cho Ninh Bình một vẻ đẹp riêng. Đến Ninh Bình vào mùa xuân, từ tháng 1 đến tháng 3, du khách sẽ được chiêm ngưỡng Bái Đính yêu kiều, dịu dàng trong tiết trời xuân ấm áp.
Đây cũng là lúc chùa tổ chức lễ hội cầu may đầu năm, thu hút được lượng đông đảo du khách ghé thăm và chiêm bái. Thời gian diễn ra của Lễ hội là từ ngày 10 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch.
Khai hội xuân chùa Bái Đính
Tuy nhiên, du khách cũng cần lưu ý, vì mùa xuân là mùa du lịch nên lượng du khách sẽ tăng đột biến, gây ra tình trạng quá tải và đông đúc cho du khách. Nếu không thích sự ồn ào, hối hả và chen lấn, bạn có thể lựa chọn một khoảng thời gian khác trong năm để chiêm bái chùa Bái Đính.
Từ tháng 3 âm lịch trở đi, thời tiết mát mẻ, yên tĩnh và dễ chịu, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách thưởng ngoạn vẻ đẹp kiến trúc và tâm linh của chùa.
Du khách hoàn toàn có thể lựa chọn một trong những cách thức di chuyển dưới đây để tham quan chùa Bái Đính:
Nếu du khách dư giả thời gian và muốn thưởng thức phong cảnh dọc đường đến Bái Đính thì bạn có thể lựa chọn di chuyển bằng tàu hỏa. Tàu xuất phát từ ga Hà Nội di chuyển đến ga Ninh Bình với giá vé khoảng tầm từ 70.000 - 120.000 đồng/người.
Sau khi xuống ga, du khách có thể di chuyển đến Bái Đính bằng xe buýt hoặc taxi, tùy theo điều kiện và lịch trình của mình.
Sau khi di chuyển đến chùa, du khách có thể tham quan theo sơ đồ trên
Xe khách từ Hà Nội đi Ninh Bình khá phổ biến tại các bến xe Giáp Bát, Mỹ Đình hay Yên Nghĩa. Giá vé xe khách dao động trong khoảng từ 70.000 đồng - 80.000 đồng/ người.
Nếu như muốn tiết kiệm chi phí, du khách cũng có thể lựa chọn đi lại bằng limousine, tuy nhiên giá vé sẽ có phần nhỉnh hơn, khoảng 100.000 đồng/ người.
Phương thức di chuyển tiết kiệm và linh hoạt nhất là du khách sẽ tự đi xe cá nhân của mình.
Nếu đi xe máy, du khách nên lựa chọn cung đường theo hướng Quốc lộ 1A đi thẳng tới trung tâm thành phố Ninh Bình. Chùa Bái Đính cách Ninh Bình chỉ khoảng chừng 12km, đường đẹp, rộng, dễ đi.
Một trong những điều tạo ấn tượng mạnh mẽ cho du khách khi ghé thăm quần thể chùa Bái Đính đó chính là nét kiến trúc độc đáo. Trải qua thời gian dài hoạt động và tu sửa, chùa hiện nay gồm có hai khu: khu chùa cổ và khu chùa mới xây dựng từ năm 2003.
Nằm trên dãy núi cổ hùng vĩ, ngôi chùa sừng sững, thấp thoáng bên mặt hồ xanh ngắt và những dãy núi trùng điệp.
Đặc biệt, vị trí địa của chùa vô cùng thuận lợi, nằm tại cửa ngõ phía Tây vào cố đô Hoa Lư, Ninh Bình.
Nếu như khu vực chùa cổ mang đậm dấu ấn thời gian, là biểu tượng của sự cổ kính, nguyên sơ thì khu chùa mới lại mang nét đẹp hiện đại, hoành tráng và đồ sộ. Hai không gian tưởng chừng như đối lập nhưng lại hài hòa, nâng đỡ lấy nhau.
Nét đẹp tâm linh trong lòng cố đô
Nét kiến trúc của chùa được các chuyên gia đánh giá là biểu tượng đặc sắc của chùa cổ Việt Nam, là hiện thân của những quy chuẩn và sự tráng lệ trong kiến trúc Phật giáo.
Điểm nhấn thu hút du khách chính là phần chính điện với mái đao đồ sộ 3 tầng. Từng lớp mái nhuốm màu rêu phong, được lợp tỉ mỉ bởi những viên ngói mũi hài truyền thống, vừa mềm mại, uyển chuyển nhưng cũng không kém phần trang nghiêm.
Bậc thềm dẫn lên chính điện được làm bằng đá tự nhiên, điêu khắc hình rồng uy vũ. Họa tiết rồng cũng chính là biểu tượng kiến trúc đặc trưng thời Lý.
Từ bậc thềm nhìn xuống, du khách sẽ được chiêm ngưỡng giếng ngọc, không gian linh thiêng, mang tới cảm giác thanh thản trong tâm hồn du khách.
Ngoài ra, chùa Bái Đính cũng sở hữu cho mình nhiều kỷ lục nhất châu Á như:
Khu vực đầu tiên mà du khách nên tham quan đó chính là cổ tự. Chùa cổ nằm cách đền Tam Thế chừng 800m về phía Nam.
Về Ninh Bình thăm đền đức Thánh Nguyễn
Đền có vị trí vô cùng đắc địa, tựa sơn hướng thủy nên được nhiều du khách ghé thăm và chiêm bái. Đền thờ danh ý - thiền sư Nguyễn minh Không.
Ông không chỉ là danh y nổi tiếng thời Lý mà còn là ông tổ của nghề đúc đồng - người đã nghiên cứu sâu sắc về nguồn gốc của văn hóa Đông Sơn và sưu tầm các đồ đồng cổ để khôi phục.
Kiến trúc của đền vẫn giữ được những giá trị văn hóa truyền thống theo lối tiền nhất, hậu công. Phần trước thiết kế theo kiểu chữ Nhất, phần sau lại xây dựng theo chữ Công.
Các mảng kiến trúc được chạm khắc thủ công tinh xảo, sinh động với hình ảnh rồng, lân uy vũ mạnh mẽ, không kém phần linh thiêng.
Điểm tham quan yêu thích của những du khách thích khám phá
Để có thể chiêm ngưỡng được vẻ đẹp bên trong hang Sáng động Tối, du khách cần vượt qua 300 bậc đã dẫn lên cổng tam quan. Tại đây, du khách sẽ quan sát thấy có một con dốc và một nhánh ngã ba. Ngã ba này sẽ dẫn tới hang Sáng - nơi thờ thần, Phật và động tối.
Đầu tiên, ngay ngoài cửa hang Sáng du khách sẽ được chiêm ngưỡng thấy hai pho tượng thần uy nghiêm canh giữ. Sâu bên trong là nơi đặt tượng thờ Phật. Hang lớn sâu khoảng 25m, rộng 15m và cao chừng 2m. Cuối hang là đền thờ thần Cao Sơn.
Ngược lại, ở phía đối diện, động tối được chiếu sáng bằng hệ thống đèn nhân tạo, mang tới một không gian thần bí. Trải qua hàng nghìn năm kiến tạo, những khối thạch nhũ lung linh với hình thù đa dạng được kiến tạo nên một khung cảnh giống như trong những câu chuyện cổ tích.
Giếng nước không bao giờ cạn
Giếng gắn liền với truyền thuyết nhà sư Nguyễn Minh Không đã sử dụng nước sắc từ giếng để chữa bệnh cho nhà vua và người dân xung quanh. Bao quanh giêng là lan can được xếp bằng những viên đá tự nhiên, vững chãi.
Nước giếng màu xanh ngọc bích, tựa như một chiếc gương khổng lồ, phản chiếu cảnh sắc của mây trời trong vắt.
Khu chùa mới có diện tích lên tới 80ha, nằm đối diện khu chùa cổ. Công trình nổi bật không chỉ nhờ sự đồ sộ, hoành tráng mà còn bởi việc tận dụng tối đa những nguyên liệu “made in Việt Nam” như: đá xanh Ninh Bình, gỗ tứ thiết và ngói men Bát Tràng.
Tháp chuông
Công trình tháp chuông đồ sộ, ấn tượng
Tháp được xây dựng bằng bê tông, sơn giả gỗ, mô phỏng lại kiến trúc của tháp chuông xưa. Tháp gồm 3 tầng, mỗi tầng là tám mai ghép. Tổng cộng có đến 24 đầu mái đao, càng làm tăng thêm sự uy vũ, ấn tượng cho công trình.
Điểm nhấn của tháp chính là phần chuông nặng 36 tấn, được mệnh danh là “Đại hồng chung lớn nhất Việt Nam”. Phía dưới, gây ấn tượng mạnh mẽ cho du khách chính là chiếc trống đồng nặng gần 70 tấn.
Âm thanh mạnh mẽ, vang vọng của của chuông như đưa những lời kinh lan tỏa ra khắp không gian, thể hiện được ý chí và sức mạnh của nền phật giáo Việt Nam.
Tượng Phật Di Lặc
Bức tượng khổng lồ khiến du khách thán phục
Tượng có trọng lượng lên tới gần 80 tấn với chiều cao 10m, đặt tại đỉnh đồi cao.
Sau khi bộ hành, trải qua những bậc đá, du khách có thể thả lỏng, ngắm nhìn toàn cảnh vẻ đẹp của chùa Bái Đính từ trên cao xuống.
Hành lang La Hán
Hành lang La Hán nổi tiếng của chùa Bái Đính
Một trong những điểm mà du khách không thể bỏ qua khi ghé thăm chùa Bái Đính đó chính là hành lang La Hán.
Không gian độc đáo gồm 234 gian nối liền, chiều dài lên tới 1052m. Nơi đây được đặt 500 tượng La Hán, điêu khắc từ đá xanh tự nhiên, nguyên khối. Trọng lượng mỗi tượng lên đến 4 tấn.
Mỗi bức tượng được khắc họa thành những dáng vẻ khác nhau, tượng trưng cho sự sống nơi trần thế của con người.
Điện pháp chủ
Không gian bên trong điện
Phần mái của công trình là mái đao hai tầng theo kiến trúc của chùa Tam Thế. Bên trong điện gồm có 5 gian, chia ra thành trung đường và gian ở hai bên. Gian trung đường có chiều dài là 13.5 mét, mỗi gian hai bên dài 8.13 mét.
Bên trong điện, tượng Phật Thích Ca Mâu Ni đang tọa trên tòa và niệm hoa sen tỏa sáng rực rỡ. Từng chi tiết chạm khắc, dát vàng tỉ mỉ tại các thân cột trụ chắc chắn sẽ khiến du khách phải choáng ngợp.
Vào dịp cao điểm, để tránh tình trạng bon chen và bị “chặt chém” khi sắm lễ tại chùa, du khách có thể tự chuẩn bị lễ tại nhà của mình. Việc chuẩn bị đồ cúng không quá câu nệ vật chất mà thường dựa theo lòng thành, sự tín tâm của người xin.
Sắm lễ chiêm bái chùa Bái Đính, Ninh Bình
Tuy nhiên, du khách cần lưu ý một số điểm dưới đây để chuẩn bị cho mâm lễ của mình hoàn hảo và trang trọng nhất:
Với những kinh nghiệm mà GoStay giới thiệu trong bài viết trên, mong rằng du khách sẽ có cho mình được một chuyến lễ chùa đầu năm may mắn, bình an tại Bái Đính nhé!
Đừng quên để lại ý kiến nhận xét, đóng góp của các bạn bên dưới bài viết của chúng tôi để bài viết được đầy đủ và hoàn thiện hơn nhé!