Chùa Địa Tạng Phi Lai - Địa điểm du xuân bình yên mang đậm chất thiền

14/01/2025 - Admin Gostay

Nếu như Tết này du khách không muốn phải bon chen, chờ đợi tại những ngôi chùa lớn như Tam Chúc hay chùa Hương thì Địa Tạng Phi Lai chắc chắn là điểm đến thích hợp nhất cho bạn.

Lịch sử hình thành và phát triển chùa Phi Lai Địa Tạng

Theo lời người dân địa phương kể lại, chùa ban đầu được xây dựng vào khoảng thế kỷ XI với hơn 100 gian. Nơi đây được vua Trần Nghệ Tông chọn làm nơi lui về ở ẩn và cũng đã từng được vua Tự Đức tới cầu con.

Trải qua sự bào mòn của mòn của năm tháng, kiến trúc nơi đây cũng dần bị hao mòn, cây cối bủa vây rậm rạp xung quanh. 

Đến tháng 12 năm 2025, chùa mới được Đại đức Thích Minh Quang tiếp nhận, tu bổ và xây dựng lại, đổi tên như hiện nay. Trong đó:

Địa Tạng là tên vị Bồ tát được thờ phụng tại chùa. Phi Lai có nghĩa là nơi những vị minh quân ngự lại, có thể không quay về.

chùa địa tạng phi lai

Khung cảnh yên bình tại Địa Tạng Phi Lai

Chùa còn có tên gọi khác là chùa Nôm hoặc chùa Đùng. Hai bên được bao bọc bởi dãy núi có địa thế Tả thanh long, Hữu bạch hổ. Phi Lai Địa Tạng cũng là nơi lưu giữ nhiều cổ vật có giá trị lịch sử và mang đậm dấu ấn trong suốt chiều dài lịch sử của Phật giáo Việt Nam.

Chùa tọa trên một ngọn đồi nhỏ xinh, phía sau là rừng thông xanh, rậm rạp, thuộc địa bàn thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. 

Không gian bên trong rộng rãi, thoáng đãng với những con đường dẫn khang trang. Và cũng chính những con đường dẫn này tạo nên điểm đặc biệt cho chùa với các công trình tâm linh khác. 

Hướng dẫn di chuyển tới chùa Phi Lai Địa Tạng

Quần thể công trình tâm linh nằm cách thành phố Hà Nội 70km

Quần thể công trình tâm linh nằm cách thành phố Hà Nội 70km

Nằm cách thủ đô Hà Nội chỉ khoảng chừng 70km nên du khách có thể ghé thăm Phi Lai Địa Tạng và trở về thành phố trong ngày.

Đầu tiên, du khách di chuyển theo hướng cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình sau đó xuống cao tốc tại điểm Phủ Lý - Hà Nam (thuộc tuyến đường quốc lộ 1A).

Tương tự, di chuyển và xe khách, bạn có thể mua vé tại bến xe Giáp Bát hoặc Mỹ Đình đối với những chuyến đi Hà Nội - Ninh Bình. Sau khi đến Hà Nam, du khách tiếp tục di chuyển theo tuyến Thanh Phong - Thanh Lưu - Liêm Sơn.

Thời gian dự kiến để để bạn có thể tới được Phi Lai Địa Tạng dao động trong khoảng 1 giờ 30 phút hoặc nhanh hơn nếu đường thông thoáng.

Nên ghé thăm Địa Tạng Phi Lai vào thời gian nào?

Mỗi mùa, không gian nơi đây khoác lên mình một vẻ đẹp thanh bình, nhẹ nhàng khác nhau. Đặc biệt vào dịp Tết cổ truyền, ngôi chùa được trang hoàng lộng lẫy bởi các loại hoa thi nhau đua sắc.

Ngoài ra, vào khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 10 âm lịch, chùa được tái hiện lại khung cảnh chợ quê nhộn nhịp, bình dị với nhiều mặt hàng thân thuộc gắn liền với tuổi thơ của du khách.

Khung cảnh chợ quê được tái hiện trên ngôi chùa nghìn năm tuổi

Khung cảnh chợ quê được tái hiện trên ngôi chùa nghìn năm tuổi

Tháng 6 - tháng 7 là thời điểm mùa hè nên chùa sẽ tổ chức các khóa tu để những phật tử có dịp được ghi nhanh, tu tập. Ngày 30/7 âm lịch hàng năm, chùa tổ chức lễ Vu Lan báo hiếu, lễ Vía ngài Địa Tạng Bồ Tát lớn và long trọng.

Nếu bận rộn hơn, du khách cũng có thể ghé thăm chùa vào dịp rằm tháng 8 để thưởng ngoạn trăng tròn và không khí yên bình, thư thái, giúp xua tan mọi ưu phiền, mệt mỏi.

Điểm thu hút của chùa Địa Tạng Phi Lai

Điểm nhấn đầu tiên không thể không nhắc tới chính là kiến trúc của Địa Tạng Phi Lai Tự. Gạch ngói tại chùa nhuốm màu rêu phong với nhiều loại hoa văn tinh tế, đại diện cho văn hóa Việt cổ như: hoa sen, rồng, thần chim hay chim công phượng. 

Tất cả những chi tiết này đều tái hiện và đại diện cho lịch sử vàng son thời Lý Trần. Cánh hoa sen mềm mại nhưng vẫn dứt khoát với mũi nhọn hất lên trên là hoa văn đặc trưng của Lý Trần vào khoảng thế kỷ 11 - 14. 

Nếp mái cổ nhuốm màu rêu phong

Nếp mái cổ nhuốm màu rêu phong

Bên cạnh đó, ngói hình thần Garuda là biểu tượng của vũ trụ. Một điểm nhấn ấn tượng khác của kiến trúc nơi đây đó chính là sự kết hợp hài hòa với thiên nhiên. Tòa lớn nhất ngự tại chùa là tòa Tam Bảo với tượng Đức Địa Tạng tại chính giữa.

Ngoài ra, bên trong chùa còn thờ 42 vị sư tổ trụ trì chùa. Trong quần thể còn có nhiều tòa kiến trúc đặc biệt khác như điện Đức Ông, điện Đức Thánh Đạo Hiền, điện Phật Quan Thế Âm, khu nhà ở cho tăng ni, tòa để Phật tử nghe giảng đạo và tổ chức khóa tu.

Hồ sen nhỏ trong khuôn viên tự

Hồ sen nhỏ trong khuôn viên tự

Cao nhất, ngự trên đỉnh Phi Lai tự là tháp Phổ Đồng được xây dựng từ thời Lý Trần. Tháp là nơi an nghỉ của 40 đời tổ sư. Vào những ngày nắng, tia sáng mong manh, vàng được khẽ đổ qua tháp khiến cho bóng dáng nơi đây ngả dài từ tận làng Đùng đến làng Tháp. 

Với phong cảnh sơn thủy hữu tình, địa thế tựa sơn, chùa là nơi lui tới của nhiều phật tử và du khách trong, ngoài nước. Quần thể Địa Tạng Phi Lai như đang ẩn mình trong vòng tay bao bọc của khu rừng kỳ vĩ.

Toàn bộ khung cảnh chùa

Toàn cảnh "Biển khổ" được làm bằng sỏi trắng

Phía trước Tổ đường, 12 vòng tròn được vẽ trên nền sỏi trắng, tượng trưng cho 12 mối nhân duyên của người trần. Nhà chùa đã để biển “Khổ hải” giữa những vòng tròn cát trắng để nhắc nhở du khách ghé thăm hãy di chuyển trên những phiến đá mịn chứ không được dẫm chân lên sỏi.

Sỏi cũng mang ý nghĩa thiền định giúp cho những phật tử khi dạo chơi, nhìn ngắm những viên sỏi trắng tinh khôi cũng khiến lòng trở nên thanh thoát hơn. 

Khung cảnh chùa về ban đêm

Khung cảnh chùa về ban đêm

Ngoài ra, trong khuôn viên chùa, du khách còn có thể tìm thấy những vườn trái cây, thảo dược, rau rừng được người dân và các sư chăm sóc.

Thông qua bài viết của GoStay, chúng tôi tin rằng, Địa Tạng Phi Lai tự chắc chắn sẽ trở thành điểm du xuân hấp dẫn cho du khách trong dịp Tết này.

Đừng quên theo dõi chúng tôi để bỏ túi cho mình thêm nhiều những kinh nghiệm du lịch bổ ích và thú vị khác nhé!

0 Nhận xét

您想节省高达 50% 的酒店和航班预订费用吗?

输入您的电话号码/电子邮件,以便我们向您发送最新的促销信息!