Chùa Ba Vàng, Quảng Ninh: Kinh nghiệm du lịch và tất cả những điều cần biết

13/02/2025 - Admin Gostay

Chùa Ba Vàng (Uông Bí, Quảng Ninh) là điểm du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng khắp cả nước với tòa chính điện lớn nhất Việt Nam. Trong những ngày đầu xuân, du khách trong và ngoài nước nô nức cùng nhau ghé chùa để tham quan, vãn cảnh và cầu chúc cho một năm mới hạnh phúc, khỏe mạnh và thành công. Hãy cùng khám phá những kinh nghiệm đi chùa Ba Vàng đầu năm để chuyến đi thêm phần ý nghĩa và trọn vẹn trong bài viết dưới đây nhé!

Lịch sử hình thành của chùa Ba Vàng

Chùa Ba Vàng tọa lạc trên sườn núi Thành Đẳng, phường Quang Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Tiền thân của chùa được xây dựng lần đầu vào thời vua Lê Dụ Tông (1705 - 1729). 

Trải qua hàng trăm năm, dưới sự tàn phá của thời gian và chiến tranh, chùa đã được tu sửa nhiều lần. Lần tu sửa đầu tiên là vào năm 1988, chùa được trùng tu bằng gỗ với quy mô nhỏ. Đến năm 1933 thì dựng lại.

Chùa Ba Vàng được xây dựng từ lâu đời

Chùa Ba Vàng được xây dựng từ lâu đời

Thế nhưng, vào thời điểm trùng tu, các cổ vật, di vật tại chùa hầu như đã bị thất lạc hết, chỉ còn lại một số bảo vật quý giá: bia linh vị thiền sư, cây hương đá và các viên tảng kê chân cột.

Chỉ khi đến năm 2011, trước sự phát triển của Phật giáo và nhu cầu ngày càng gia lớn của tăng ni, phật tử và du khách, chùa được khởi công xây dựng lại với quy mô ấn tượng hơn.

Từ đó đến nay, chùa Ba Vàng trở thành một trong những trung tâm văn hóa Phật giáo nổi bật và là điểm đến của du khách thập phương.

Đến chùa Ba Vàng thế nào? Giá vé bao nhiêu?

Do hệ thống giao thông của tỉnh Quảng Ninh phát triển rất hiện đại nên du khách có thể dễ dàng di chuyển đến chùa thông qua các phương tiện sau:

Thứ nhất là xe khách. Nếu du khách xuất phát từ Hà Nội thì bạn có thể dễ dàng bắt xe từ các bến xe lớn như: Gia Lâm hoặc Mỹ Đình,... Xe chạy cao tốc đi Quảng Ninh với giá vé chỉ từ 90.000 - 100.000 đồng/ vé/ người.

Thứ hai, để tiện lợi cho hành trình di chuyển, khách tham qua có thể tới Uông Bí bằng phương tiện cá nhân theo hướng cao tốc Hà Nội - Quảng Ninh sau đó đi theo chỉ dẫn của google map tới chùa Ba Vàng.

Ngoài ra, đối với Phật tử, du khách khi ghé thăm, vãn cảnh và chiêm bái tại Ba Vàng, chùa không thu vé hay chi phí tham quan.

Chùa không thu vé tham quan

Chùa không thu vé tham quan

Đi chùa Ba Vàng thời điểm nào là hợp lý?

Du khách có thể ghé thăm chùa Ba Vàng bất cứ thời điểm nào trong năm. Nhưng để tận hưởng trọn vẹn không khí trang nghiêm, thành kính của không gian nơi đây, du khách có thể tới vào dịp:

Ngày 8 tháng Giêng (Âm lịch): Là mùa lễ hội diễn ra tại chùa. Bên cạnh hoạt động tâm linh ấn tượng, các tour du lịch đa dạng và hoạt động chơi xuân nào nhiệt, du khách cũng dễ dàng tìm kiếm được các địa điểm lưu trú gần chùa.

Trẩy hội tại Ba Vàng

Người dân nô nức trẩy hội tại Ba Vàng

Nếu du khách đang băn khoăn tìm kiếm địa điểm lưu trú để du xuân chùa Ba Vàng kết hợp với tham quan các điểm du lịch khác tại Quảng Ninh thì hãy tham khảo ngay GoStay.

Chúng tôi tự hào là nền tảng thương mại điện tử du lịch hàng đầu Việt Nam sở hữu hệ thống và tour du lịch chuyên nghiệp, hấp dẫn với mức giá tốt nhận hiện nay.

Nếu thời gian đầu xuân chưa kịp ghé thăm Ba Vàng, du khách thập phương và phật tử nên tham quan chùa vào ngày mùng 9 tháng 9 Âm lịch. Đây là khoảng thời gian chùa tổ chức Tết Trùng Dương hay có tên gọi khác là Tết Trùng Cửu, Lễ hội hoa cúc.

Lo ngại ghé chùa Ba Vàng trong dịp lễ thường đông đúc, du khách có thể đi vào những ngày bình thường trong tuần để tự do thăm thú cảnh vật và không gian bên trong.

Chùa Ba Vàng có gì đặc biệt?

Nổi tiếng là điểm đến của nhiều du khách và phật tử trong, ngoài nước, vậy chùa Ba Vàng có điểm gì nổi bật, cùng GoStay tiếp tục khám phá nhé!

Đại Hùng Bảo Điện chùa Ba Vàng

Chùa có kết cấu tiêu biểu cho kiến trúc truyền thống của các công trình chùa chiền tại khu vực Bắc Bộ với: cổng tam quan, chùa 3 gian, chính điện và hậu cung cùng các công trình phụ khác.

Cổng Tam Quan theo lối kiến trúc của chùa Việt Nam

Cổng Tam Quan theo lối kiến trúc của chùa Việt Nam

Chính điện của chùa gọi là Đại Hùng Bảo Điện, cao 2 tầng bề thế và vững chái. Nơi đây cũng được mệnh danh là chính điện có diện tích lớn nhất Việt Nam.

Bên trong điện đặt tượng Phật Thích Ca Mâu Ni và các vị Phật khác. Các Phật tử, du khách thường về đây để cầu bình an, tài lộc và lắng nghe những bài thuyết pháp của các thiền sư đang tu tập tại chùa.

đại hùng bảo điện chùa ba vàng

Không gian tâm linh bên trong Đại Hùng Bảo Điện

Kiến trúc bên ngoài chính điện gây ấn tượng mạnh với du khách bởi phần mái đao cong vút, ốp ngói mũi hài. Phía trên là hình ảnh tứ linh được chạm khắc tỉ mỉ, tinh xảo.

Phía trước Đại Hùng Bảo Điện là hồ nước nhỏ, chính giữa xây dựng thêm một ngôi chùa mô phỏng lại hình dáng chùa Một Cột, được đặt trên đài sen. 

Giếng nước khổng lồ

Giếng trong khuôn viên chùa quanh năm không bao giờ cạn, nước luôn trong lạnh và mát lành. Truyền thuyết kể rằng, ai đi qua đây, chỉ cần uống một ngụm nước là sẽ có được sức khỏe và tinh thần dẻo dai, xua tan mọi bệnh tật, từ đó khiến cho cuộc sống ngày càng viên mãn hơn. 

Chính vì vật, du khách và phật tử thập phương càng mong một lần được ghé tới chùa Ba Vàng để chiêm bái và nguyện cầu hơn.

Giếng thiêng được nhiều du khách chiêm bái

Giếng thiêng được nhiều du khách chiêm bái

Tượng Phật với thiết kế độc đáo

Chùa Ba Vàng là địa điểm tâm linh sở hữu nhiều tượng Phật có thiết kế độc đáo, điển hình là tượng Phật A Di Đà làm 100% bằng gỗ tự nhiên. Đây là pho tượng Phật có kích thước lớn bậc nhất miền Bắc.

Ngoài ra, dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân đá hoa cương, chùa cũng lưu giữ bức tượng Quán Thế Âm Bồ Tát cao 13.6m, nặng tới 80 tấn.

Tượng Phật bên trong chùa Ba Vàng

Tượng Phật bên trong chùa Ba Vàng

Phật tử đến Ba Vàng cũng được chiêm ngưỡng thêm nhiều pho tượng chế tác tỉ mỉ, tinh xảo khác như: Tam Thế, tượng Quan Âm, Phổ Hiền Bồ Tát, Văn Thù Bồ Tát,...

Lầu Chuông - Lầu Trống

Khu vực được thiết kế trang nghiêm, uy vũ mà vẫn đỗi gần gũi, thanh thoát và uyển chuyển. Từng chi tiết nhỏ nhất đều thể hiện các giáo lý tốt đẹp của giới nhà Phật, mang tới cho du khách cảm giác nhẹ nhõm, thanh tịnh. 

lầu chuông - lầu trống

Nghe tiếng chuông - trống, lòng du khách như nhẹ nhàng hơn

Sắm lễ gì khi cúng chùa Ba Vàng

Một số quy định liên quan đến việc sắp lễ, thắp hương bái Phật tại Ba Vàng mà du khách nên lưu ý như:

- Du khách đến dâng hương tại chùa thì chỉ cúng lễ chay: hương, hoa, trà, quả, xôi,... Tuyệt đối không dâng lễ mặn như: lợn, gà, trâu, bò,...

- Nếu chuẩn bị tiền vàng mã hay tiền âm phủ, du khách không đặt ở Ban thờ Phật, Bồ Tát mà chỉ dâng tại Ban thờ Mẫu, Đức Ông.

- Khách du lịch làm công đức tại các hòm công đức đặt xung quanh chùa.

- Đặc biệt, khi dâng hoa thờ Phật, người hành lễ nên chọn các loại hoa sen, huệ hay mẫu đơn,... tránh hoa dại hay hoa tạp khác nhau.

- Ngoài ra, khi đến tất cả các điểm du lịch tâm linh nói chung, du khách và Phật tử cần lưu ý về lời ăn, tiếng nói và trang phục sao cho đúng chuẩn mực, phù hợp nhất.

Lễ chùa nên sắm lễ chay

Lễ chùa nên sắm lễ chay

Với những thông tin GoStay cung cấp trong bài viết về kinh nghiệm đi chùa Ba Vàng, mong rằng du khách và Phật tử sẽ có cho mình một chuyến đi an toàn, trọn vẹn và ý nghĩa. 

0 Nhận xét

You want to save up to 50% on hotel and flight bookings?

Enter your phone number/email so we can send you the latest promotions!