Du xuân chùa Một Cột - Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Châu Á

12/02/2025 - Admin Gostay

Nếu như bạn đang tìm kiếm địa điểm du xuân gần Hà Nội, thuận tiện đường xá đi lại và gần các điểm du lịch khác thì chắc chắn chùa Một Cột là ngôi chùa xếp đầu danh sách. Cùng với vẻ đẹp kiến trúc và những giá trị quý báu về lịch sử, tâm linh, chùa là biểu tượng nổi bật không chỉ của du lịch thủ đô, mà còn đại diện cho tín ngưỡng tôn giáo Phật Giáo tại Việt Nam. Trong bài viết này, hãy cùng GoStay tìm hiểu và khám phá chi tiết về điểm du xuân lý tưởng này nhé!

Giới thiệu tổng quan về chùa Một Cột

Dưới đây sẽ là những thông tin tổng quát nhất về ngôi chùa Một Cột do chúng tôi sưu tầm, mời bạn cùng đón đọc.

Chùa Một Cột được xây dựng khi nào?

Ngôi chùa được mệnh danh là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, được xây dựng từ thời vua Lý Thái Tông. Chùa còn có nhiều tên gọi khác như chùa Mật, Liên Hoa Đài hay Diên Hựu Tự.

Xưa, chùa thuộc phần đất của thông Thanh Bảo, huyện Quảng Đức, phía Tây Hoàng Thành. Nay là thuộc quận Ba Đình, ngay cạnh quần thể du lịch nổi tiếng là Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Quảng trường Ba Đình.

Lịch sử hình thành chùa Một Cột

Chùa được xây dựng vào khoảng năm 1049

Chùa Một Cột thờ ai?

Theo ghi chép của sử sách xưa, vua Lý Thái Tông là một trong những tín đồ của Phật giáo, theo phái Vô Ngôn Thông. Vào thời ông, đạo Phật đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Chỉ riêng trong thời kỳ này đã có hơn 95 ngồi chùa trên khắp cả nước được xây dựng. 

Hơn thế nữa, vào mỗi dịp lễ lớn, nhà vua sẽ cho miễn thuế trên phạm vi toàn quốc để tạo phúc cho nhân dân.

Cái tên “Diên Hựu Tự” tượng trưng cho đóa sen được Phật Bà Quan Âm tặng cho vua Lý Thái Tông trong một lần nằm mơ. Từ đó, vua cũng chọn nơi đây là điểm tế lễ vào mùng 1 và ngày rằm hàng tháng, cầu cho quốc thái, dân an.

Hình ảnh chùa Một Cột vào thời nhà Lý

Hình ảnh chùa Một Cột vào thời nhà Lý

Năm 1049, chùa bắt đầu được xây dựng. Đến thời vua Lý Nhân Tông, chùa Một Cột được tu sửa, xây thêm hồ Linh Chiến và đặt tòa sen mạ vàng ở đỉnh cột. Thời ấy, ngôi chùa được sơn tím, điêu khắc họa tiết chim thần tỉ mỉ, tinh tế ở phần mái. 

Phía trong chùa là tượng Phật bà Quan Thế Âm được mạ vàng để tưởng nhớ ân đức của bà.

Cách thức di chuyển và giá vé vào chùa Một Cột

Nằm tại khu vực trung tâm, gần các điểm du lịch nổi tiếng khác của thành phố nên việc di chuyển đến chùa cũng vô cùng thuận lợi. 

Để di chuyển tới chùa Một Cột, du khách có thể chọn đi bằng phương tiện cá nhân hoặc phương tiện công cộng. Với phương tiện công cộng, du khách có thể lựa chọn di chuyển bằng xe buýt số 09, 22, 33, 45 và 50. Sau đó, bạn chọn điểm xuống là số 15A Lê Hồng Phong.

Chùa Một Cột - Kiến trúc tâm linh ấn tượng của thủ đô Hà Nội

Chùa Một Cột - Kiến trúc tâm linh ấn tượng của thủ đô Hà Nội

Vì nằm trong quần thể Quảng trường Ba Đình và Lăng Bác nên thời gian mở cửa của chùa Một Cột sẽ phụ thuộc vào thời gian của hai địa điểm này.

Chùa đón khách từ 7h00 đến 18h00 hàng ngày. Thời gian tham quan hợp lý đối với chùa là từ 1 đến 3 giờ đồng hồ.

Về giá vé, đối với du khách trong nước, chùa không thu vé tới vãn cảnh, lễ Phật hay cúng bái. Đối với khách nước ngoài, giá vé vào tham quan chùa là 25.000 đồng/ người/ lần.

Chùa Một Cột có gì độc đáo?

Không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử ấn tượng, chùa còn gây ấn tượng mạnh mẽ với du khách trong và ngoài nước. 

Kiến trúc độc đáo của chùa Một Cột

Lấy cảm hứng từ đóa sen trong giấc mơ của vua Lý Thái Tông, ngôi chùa được xây dựng với một phần cột trụ duy nhất, ở trên là gian thờ chính tựa như đóa sen đang bung nở.

Ngoài ra, hoa sen cũng là biểu tượng của sự thuần khiết, trong trẻo, vươn lên từ bùn đất hôi tanh mà vẫn giữ được sự tinh khiết. 

Ngoài ra, hoa sen không chỉ chứa đựng những giá trị thẩm mỹ mà còn hiện hữu cho giá trị triết lý sâu sắc của đạo Phật về sự thanh tịnh, giác ngộ.

Chùa Một Cột Hà Nội

Không gian thanh tịnh tại chùa Một Cột

Tổng thể công trình gồm ba hạng mục chính: Liên Hoa Đài, Hồ Linh Chiểu và phần bậc thang dẫn lên chính điện.

Cột trụ nhỏ đỡ ngôi chùa bên trên tạo cảm giác như một đóa liên sen đang bung nở trên mặt hồ tĩnh lặng. Cùng với đó là phần mái cổ, được uốn cong 4 góc, phía trên có họa tiết hình rồng. 

Nét kiến trúc này vừa thể hiện sự uy nghiêm, thần thành, vừa thể hiện phẩm chất trí tuệ tài hoa của con người Việt Nam.

Không gian bên ngoài chùa Một Cột

Đầu tiên chính là phần cổng Tam Quan được tu sửa và mở rộng trong một vài năm trở lại đây. Tương tự như với kiến trúc của các ngôi đình, chùa truyền thống của Việt Nam, cổng chia thành 2 tầng và 3 cổng đi. 

Cổng cũng đại diện cho cách nhìn của Phật Giáo đối với thế giới xung quanh là: hữu quan, không quan và trung quan (cái sắc, cái không và trung dung).

Chùa Một Cột ngày nay khi trải qua thăng trầm của thời gian

Chùa Một Cột ngày nay khi trải qua thăng trầm của thời gian

Ngoài ra, khuôn viên chùa Một Cột còn có được trồng cây Bồ Đề - Món quà của Tổng thống Ấn Độ tặng trong một lần chủ tịch Hồ Chí Minh ghé thăm Ấn Độ. Bồ Đề được xem là loại cây đặc trưng của Phật Giáo, mang vẻ đẹp linh thiêng, cổ kính và huyền bí.

Bậc thang dẫn lên chính điện gồm 13 bậc với chiều rộng khoảng chừng 1m. Tồn tại qua hàng trăm năm, đến nay, các bậc thang gần như nguyên vẹn. 

Hai hàng tường gạch hai bên được dựng bia đá để giới thiệu về lịch sử và giá trị lâu đời của ngôi chùa.

Không gian bên trong chùa Một Cột

Bên trong chùa Một Cột

Không gian thờ cúng bên trong chùa

Bên trong chùa là khu vực ban thờ trang nghiêm. Chính giữa Liên Hoa Đài, bức tượng Phật Bà Quan Âm được làm bằng vàng, đặc trên một bông sen gỗ, chạm khắc mềm mại, tinh xảo và thanh thoát. 

Đài sen được sơn son thếp vàng, càng làm nổi bật lên vẻ đẹp và sự uy nghiêm của Phật Bà.

Hai bên là đôi lục bình làm từ gốm sứ Bát Tràng với họa tiết uyển chuyển. Lư hương, đồ lễ được bày trí đơn giản, gọn gàng nhưng không kém phần trang nhã.

Du khách khi ghé thăm chùa Một Cột những ngày đầu xuân thường cầu chúc cho một năm bình an, sức khỏe

Lưu ý khi du xuân tại chùa Một Cột

Dưới đây là một vài lưu ý mà du khách cần nhớ rõ khi tới chùa Một Cột để chuyến du xuân của mình trở nên trọn vẹn hơn:

- Chùa Một Cột có giờ quy định mở cửa riêng vì vậy du khách cần sắp xếp thời gian thật hợp lý.

- Khuôn viên điểm du lịch kết hợp với các điểm tham quan khác nên sẽ có một số khu vực biển cấm vào, du khách phải nghiêm túc chấp hành.

- Đối với các công trình tâm linh, khi du xuân, vãn cảnh hay ghé thăm, du khách cần ăn mặc lịch sự, kín đáo, giữ gìn sự tôn nghiêm của địa điểm du lịch.

- Cuối cùng vì chùa Một Cột là công trình cổ nên khi ghé tới trải nghiệm, du khách nên đi lại nhẹ nhàng, tránh lời ăn tiếng nói thô tục, va chạm, làm mất vẻ tôn nghiêm.

GoStay tin rằng, với những kinh nghiệm mà chúng tôi vừa cung cấp trong bài viết trên, du khách trong và ngoài nước sẽ có được trải nghiệm tuyệt vời tại chùa Một Cột. Đừng quên theo dõi chúng tôi để “bỏ túi” thêm nhiều kinh nghiệm đặt phòng và du lịch hữu ích khác nhé!

0 Nhận xét

You want to save up to 50% on hotel and flight bookings?

Enter your phone number/email so we can send you the latest promotions!