16/01/2025 - Admin Gostay
Làng hương Quảng Phú Cầu thuộc huyện Ứng Hòa, nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 35km về phía Nam. Nơi đây đã có truyền thống làm tăm hương suốt hơn một thế kỷ.
Ngày nay, làng vẫn duy trì nghề truyền thống để tạo thu nhập cho người dân đồng thời tiếp tục lưu giữ nét đẹp văn hóa của làng quê đồng bằng Bắc Bộ.
Tương truyền, ngày xưa, người dân làng Quảng Phú Cầu thường mưu sinh chủ yếu bằng nghề thủ công như đan lát rổ rá, quạt cót,...
Vào đầu thế kỷ XX, có một người đàn ông tên là Lê Xuân Vịnh, dân thôn Phú Lương Thượng đang đi mua tre về để chẻ nan đan lát sản phẩm thì gặp một vị thương lái tìm mua tăm hương.
Chính vì vậy mà cả hai đã quyết định hợp tác, một bên sản xuất và một bên thu mua sản phẩm. Cũng từ đó mà người dân thôn Phú Lương Thượng có thêm nghề chẻ tăm hương. Thậm chí, nghề còn phổ biến đến nỗi lan sang cả thôn Phú Lương Hạ và 5 thôn khác trong toàn xã.
Từ đó đến nay, nghề làm tăm hương trở thành nghề truyền thống, cha truyền con nối tại làng Quảng Phú Cầu. Tên tuổi của làng cũng được gây dựng từ đây, trở thành làng nghề làm hương nổi bật nhất vùng ngoại ô thủ đô.
Làng hương Quảng Phú Cầu trở thành điểm du lịch được nhiều bạn trẻ yêu thích
Làng đã giải quyết vấn đề lao động cho hàng nghìn người dân tại địa phương.
Thế nhưng, sự phát triển và vươn mình của làng nghề mới thực sự được ghi nhận vào năm 2010.
Khi ấy, ông Nguyễn Hữu Chuyển - chủ cơ sở tăm hương tại thôn Phú Lương Thượng, sau khi đi khảo sát thị trường tại Ấn Độ đã mạnh dạn đầu tư công nghệ và thiết bị, máy móc làm tăm hương hiện đại.
Bình thường, mỗi ngày thợ chỉ chẻ được khoảng tầm 50 - 60kg tăm ướt, thế nhưng sau khi áp dụng máy móc thì con số này lên tới 2 - 3 tạ tăm khô.
Thành phẩm mỗi nén hương được sản xuất ra đều gói trọn tâm huyết của người thợ. Tất cả các khâu từ làm tăm, nhuộm chân, se hương hay phơi khô, đóng gói đều được thợ thực hiện tỉ mỉ và cẩn thận.
Chủ yếu chân hương sẽ được nhuộm màu hồng sen hoặc đỏ tươi, rực rỡ, thân hương màu vàng.
Các công đoạn làm hương cũng đòi hỏi sự khéo léo của bàn tay người thợ. Thợ cần lăn chắc tay nhưng vẫn nhẹ nhàng để phần bột có thể bám đều vào que hương, không bị vón cục.
Hiện nay, công đoạn này nhờ máy móc hiện đại giúp đỡ, phần nào đã tiết kiệm được thời gian và sức lao động.
Công đoạn phủ bột cho tăm hương
Đặc biệt, hương se xong phải để ở nơi cao ráo, sạch sẽ, có nắng ấm càng tốt để hương không bị mốc, tăng thời gian sử dụng. Vào mùa mưa hay thời điểm giao mùa, nồm ẩm, người dân phải dùng lò sấy để làm khô tăm hương.
Hiện nay, làng hương Quảng Phú Cầu cung cấp ra thị trường rất nhiều những sản phẩm khác nhau, đáp ứng nhu cầu của thị trường: trầm, tùng, trắc, bạch chỉ, hoắc hương, hoa hồi, quế chi, nhựa cây trám, củ, rễ cây hương bài, than xoan…
Dưới đây là những hình ảnh thực tế về làng hương Quảng Phú Cầu do GoStay sưu tầm, mời các bạn cùng khám phá và tham khảo nhé!
Làng hương Quảng Phú Cầu là điểm check-in nổi tiếng trong giới trẻ
Sân phơi ngập tràn sắc đỏ rực của những tăm hương
Người dân còn khéo léo tạo hình từ những bó hương để du khách thoải mái checkin
Cận cảnh làng nghề dịp Tết nguyên đán
Khung cảnh đẹp như trong truyện cổ tích
Làng quê yên bình, đẹp đến nao lòng
Các du khách nô nức checkin tại tiểu cảnh