Kinh nghiệm du lịch chùa Tam Chúc từ A đến Z cho tín đồ phật tử dịp Tết đến xuân về

10/01/2025 - Admin Gostay

Chúc Tam Chúc là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam. Chùa cũng được du khách thập phương bình chọn là điểm du lịch tâm linh hấp dẫn nhất miền Bắc. Trong bài viết ngày hôm nay hãy cùng GoStay khám phá kinh nghiệm du lịch chi tiết tại chùa Tam Chúc, Hà Nam nhé!

Giới thiệu tổng quan về chùa Tam Chúc

Chùa Tam Chúc không chỉ là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam mà còn được công nhận là ngôi chùa lớn nhất thế giới. Đây là nơi được Giáo hội Phật giáo chọn làm nơi tổ chức đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc Vesak 2019.

Lịch sử hình thành và phát triển

Theo như sử sách lưu lại, chùa đã có cách đây 1.000 năm, được xây dựng từ thời nhà Đinh. Vị trí đắc địa của chùa gắn liền với truyền thuyết “Tiền Lục Nhạc - Hậu Thất Tình”.

Tương truyền, ngày xưa có 7 ngôi sáng tỏ trên 7 ngọn núi ở vùng Tam Chúc, tựa hình dáng của 7 nàng tiên nữ xinh đẹp, đang giáng trần dạo chơi.

Vì quá say đắm vẻ đẹp của thiên nhiên nên các nàng đã mải mê tới quên lối về. Mặc cho nhà trời đã cử người mang xuống 6 quả chuông để gọi các nàng về tới 6 lần nhưng đều vô ích. 

6 quả chuông tượng trưng cho 6 hòn đảo nhỏ nổi lên giữa hồ nước, tức Lục Nhạc. Xung quanh có 7 ngọn núi, được gọi là Thất Tình.

Sau đó, nhiều người xấu xa muốn chiếm vẻ đẹp nơi đây nên đã đục đèo, đốt lửa để lấy đi 7 ngôi sao. Vì vậy, lửa đốt đã khiến cho 4 ngôi sao phai mờ, còn lại 3 ngôi sao. Vì vậy, ngôi chùa trên núi được gọi là chùa Ba Sao. 

Ngoài ra, tên thị trấn Ba Sao cũng bắt nguồn từ câu chuyện huyền bí này.

Ngôi chùa lớn nhất thế giới

Ngôi chùa lớn nhất thế giới

Ngày nay, Chùa Tam Chúc nằm tại Thị trấn Ba Sao, xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Chùa cách trung tâm khoảng 70km về phía Nam, cách trung tâm Phủ Lý khoảng 10km. 

Chùa có diện tích lên đến 5.000ha, được bao bọc bởi núi đá tự nhiên, hồ nước và các thung lũng xung quanh.

Với địa thế “tựa sơn hướng thủy”, lưng tựa núi Thất Tình, mặt hướng ra hồ Lục Ngạn, chùa mang lại cho du khách có dịp được ghé thăm cảm giác như bước vào một thế giới thần tiên, nhẹ nhõm và yên bình.

Hàng năm, nhiều Phật tử từ khắp nơi đều ghé thăm nơi đây để dâng hương và lễ chùa, tận hưởng vẻ đẹp tâm linh tinh tế, cầu chúc bình an, sức khỏe và may mắn.

Cách thức di chuyển và giá vé

Chùa Tam Chúc, thuộc tỉnh Hà Nam nằm cách trung Hà Nội khoảng 70km nên du khách có thể lựa chọn di chuyển bằng nhiều hình thức khác nhau.

Xe khách: Tại các bến xe lớn của thành phố như: Giáp Bát, Nước Ngầm và Yên Nghĩa, du khách sẽ dễ dàng tìm được xe khách đi Phủ Lý, Hà Nam với giá vé 50.000 đồng/ người/chiều. 

Thời gian di chuyển hết khoảng 1 giờ 30 phút. Du khách cũng có thể di chuyển trực tiếp tới thị trấn Ba Sao rồi sau đó đi taxi hoặc xe ôm tới Tam Chúc.

Xe máy và ô tô cá nhân: Dành cho những du khách muốn tự mình khám phá vẻ đẹp trên cung đường di chuyển, bạn có thể đi xe máy hoặc ô tô theo hướng về Thường Tín - Phú Xuyên.

Sau khi qua đoạn giao Quốc lộ 1A, lái xe chỉ việc tiếp tục đi theo hướng Phủ Lý khoảng 10km nữa là đến được Tam Chúc. 

Giá vé đi thuyền tại Tam Chúc là bao nhiêu?

Giá vé đi thuyền tại Tam Chúc là bao nhiêu?

Giá vé xe điện là 90.000 đồng/vé khứ hồi/ người. Còn giá vé đi thuyền trên Tam Chúc là từ 200.000 đồng - 350.000 đồng/ người. 

Thời điểm nào đi du lịch Tam Chúc là đẹp nhất?

Mỗi khoảng thời gian trong năm, Tam Chúc sẽ khoác lên mình một vẻ đẹp riêng.

Thời điểm từ tháng 1 đến tháng 3 là lúc chùa đông đúc nhất, chào đón hàng ngàn lượt du khách trong và ngoài nước về đây du xuân, cầu bình an, may mắn. Thời tiết mùa xuân có chút se se lạnh vô cùng thích hợp cho việc khám phá và chiêm bái cảnh đẹp của chùa. 

Từ tháng 4 đến tháng 7, thời tiết có phần nóng bức hơn vì vậy du khách cần chuẩn bị thật kỹ trước khi ghé thăm nơi đây. Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng khi khuôn viên rộng lớn của chùa luôn có nhiều cây xanh tạo bóng mát để du khách có thể nghỉ chân.

Từ tháng 10 đến tháng 12 do thời tiết thất thường nên lượng du khách ghé thăm chùa thường ít hơn. Và nếu như là một người hướng nội, thích sự yên tĩnh thì bạn có thể ghé thăm chùa vào khoảng thời gian này nhé!

Tam Chúc mỗi mùa đều mang một vẻ đẹp riêng

Tam Chúc mỗi mùa đều mang một vẻ đẹp riêng

Ngoài ra, du khách cũng nên ghé chùa vào những ngày lễ quan trọng của Phật giáo như: Lễ Phật Đản vào ngày 15/4 Âm lịch, Lễ Vu Lan tổ chức vào ngày 15/7 Âm lịch, Lễ Trung Thu vào ngày 15/8 Âm lịch, và Lễ Phật thành đạo diễn ra vào ngày 8/12 Âm lịch.

Chùa Tam Chúc có những điểm tham quan nào?

Chùa Ngọc

Địa điểm đầu tiên không thể không nhắc tới đó chính là chùa Ngọc hay còn có tên gọi khác là Đàn Tế Trời. Chùa nằm trên đỉnh núi Thất Tình với độ cao 200m so với mực nước biển. 

Công trình có chiều cao 15m, được xây dựng từ 2.000 tấn đá khối granite màu đỏ gạch. Điều đặc biệt là các tấm đá này đều xếp liền nhau, vừa in mà không cần sử dụng thêm xi măng hay keo dính. 

Đá có nguồn gốc từ Ấn Độ, được chế tác sau đó mới vận chuyển về lại Việt Nam để xây dựng theo nét kiến trúc cổ truyền của dân tộc.

Muốn tới được chùa Ngọc, du khách phải bước qua 299 bậc thang, vì vậy hãy rèn luyện cho mình một sức khỏe thật tốt bạn nhé!

Đàn Tế Trời

Chùa Ngọc hay còn gọi là Đàn Tế Trời

Chùa là nơi lưu giữ pho tượng Phật A Di Đà được làm từ hồng ngọc, trọng lượng gần 5 tấn, chế tác tinh xảo bởi những người thợ thủ công tại Myanmar.

Không những vật, đặt chân lên chùa Ngọc, du khách còn được chiêm ngưỡng tượng Quan Âm Tống Tử làm bằng bạch ngọc nguyên khối, nặng 5kg.

Điện Tam Thế

Bên trong Điện Tam Thế

Bên trong Điện Tam Thế

Điểm đến tiếp theo trên hành trình Tam Chúc dành cho du khách đó chính là Điện Tam Thế. Điện nằm ở độ cao 45m so với mực nước biển. Điện được xây dựng theo lối kiến trúc cổ, gồm 3 tầng mái đao.

Quần thể điện có sức chứa lên đến hơn 5.000 người. Khi bước chân qua những cánh cửa bức bàn làm bằng gỗ tự nhiên, chạm trổ tinh xảo, du khách sẽ phải ngỡ ngàng với ba bức tượng Tam Thế được đúng bằng đồng đen.

Phía sau pho tượng là phù điêu hình lá bồ đề tượng trưng cho dòng thời gian. Được biết, khối lượng của mỗi pho tượng này lên đến khoảng 200 tấn.

Điểm đặc biệt của Điện Tam Thế đó chính là nếu như di chuyển theo chiều kim đồng hồ, phật tử có thể thấy được những giáo lý phật giáo cơ bản, đi từ bánh xe Pháp Luân đến cõi Niết Bàn.

Trước cửa Điện là cây bồ đề được chiết từ cây mẹ 2.125 năm tuổi - báu vật của Sri Lanka, được chủ tịch Quốc hội trao tặng.

Điện Pháp Chủ

Điện Pháp Chủ

Chiêm bái tại Điện Pháp chủ

Ngay phía dưới Điện Tam Thế, là nơi trưng bày bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni nặng tới 150 tấn - Điện Pháp Chủ. nổi bật xung quanh điện là bốn bức phù điêu khổng lồ, tạo thành những bức tường bao quanh.

Phù điêu mô tả chi tiết về từng giai đoạn và những bước ngoặt ý nghĩa trong cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Từ quãng thời gian khi ngài đản sinh, tu tập thành đạo, thuyết giảng và nhập vào cõi Niết Bàn.

Cổng Tam Quan

Cổng tam quan bề thế

Cổng tam quan bề thế

Cổng Tam Quan vốn dĩ là biểu tượng của kiến chúc đình, chùa Việt Nam, là hình mẫu mang ý nghĩa tri giác của Phật giáo. Hay hiểu đơn giản là ba cách nhìn của Phật.

Ba cách nhìn đó, bao gồm hữu quan, không quan và trung quan, thể hiện sắc, không và trung dung.

Cổng chính nằm giữa, hai cổng phụ ở hai bên với tổng diện tích là 3558m2. Chiều cao cổng lên tới gần 30m.

Bước qua cổng chính, du khách có thể lựa chọn sử dụng xe điện để đi đến bến thuyền. Hai cổng phụ hai bên là lối dẫn tới chính điện, phù hợp cho du khách muốn bộ hành lên thăm chùa.

Điện Quan Âm

Điện Quan Âm

Điện Quan Âm tại chùa Tam Chúc

Điện là nơi để thờ Phật Quan Thế Âm Bồ Tát với bức phù điêu khổng lồ về tấm lòng từ bi hỉ xả của Người khi phổ độ chúng sinh. Các bức phù điêu này thường mô tả những thước đạt của Đức Phật khi Ngài trải qua nhiều kiếp luân hồi để cứu rỗi con người.

Ngoài ra, khi đến cúng bái tại Điện Quan Âm, du khách còn được tận mắt chiêm ngưỡng những bức tranh khắc họa câu chuyện cổ, một tác phẩm kinh điển của Phật giáo trong Kinh Hoa Nghiêm.

Phù điêu của ba điện thờ kể trên được làm từ loại đá lấy ở miệng núi lửa Merapi, Indonesia. Chế tác hàng nghìn giờ liền bởi những người nghệ nhân của đảo Java.

Để cho du khách tiện việc tham quan, phù điêu còn được ghi kèm chú thích bằng ba ngôn ngữ khác nhau: tiếng việt, tiếng anh và tiếng phạn. Vừa thể hiện sự tinh tế khi truyền đạt vừa mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc.

Vườn Cột Kinh

Vườn cột kinh khổng lồ

Vườn cột kinh khổng lồ "độc nhất vô nhị"

Một trong những công trình thu hút được sự hiếu kỳ của du khách và phật tử khi vãn cảnh chùa nhất đó chính là Vườn Cột Kinh khổng lồ. Không gian được thiết kế với 32 cột kinh phật, tái hiện theo mô hình cột kinh tại chùa Nhất Trụ, Hoa Lư, Ninh Bình/

Cột được làm bằng loại đá xanh Thanh Hóa. Mỗi cột nặng gần 200 tấn. Thiết kế tinh tế, vừa cứng cáp, mạnh mẽ với phần thân trụ hình lục giác. Phía trên là đỉnh hình đài sen - nụ sen mềm mại, thể hiện cho khí chất thanh tao của những người con nhà Phật.

Thân cột được khắc tỉ mỉ từng lời dạy của Đức Phật, mang ý nghĩa sâu sắc, quý báu.

Đình Tam Chúc

Đình nằm giữa hồ rộng lớn

Đình nằm giữa hồ rộng lớn

Điểm đến cuối cùng trong chuyến hành trình tới chùa Tam Chúc đó chính là đình Tam Chúc. Đình được nối với chùa qua một cây cầu nhỏ, bắc qua hồ Lục Ngạn. Đình thờ hoàng hậu Dương Thị Nguyệt trong thời nhà Đinh.

Tương truyền, trước khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 xứ quân, ông đã ghé đến đình này để chiêu mộ người tài. Sau chiến thắng trở về, lên ngôi vua, ông đã ra lệnh xây dựng đền thờ này.

Vào mùa sen nở, chỉ cần bước chân lên cầu du khách không những cảm nhận được hương thơm thoang thoảng của hoa sen mà còn có cảm giác như đang lướt đi trên mặt nước. 

Cảnh sắc huyền bí giống tự như chốn bồng lai tiên cảnh.

Sắm lễ đi chùa Tam Chúc

Khi đi lễ tại chùa Tam Chúc, du khách cần tuân thủ theo những quy định hiện có. Để dâng hương, GoStay gợi ý bạn nên sắm sửa một mâm lễ chay, bao gồm: hương, hoa tươi, bánh, trái cây, oản, xôi chè,...

Thông thường, du khách đến chùa sẽ tránh sắm các loại lễ mặn như thịt gà, thủ lợn,...

Mâm lễ chay dâng chùa Tam Chúc

Mâm lễ chay dâng chùa Tam Chúc

Đi kèm với mâm lễ là tiền âm phủ, vàng mã và thẻ hương để đặt tại chùa. Ngoài ra, khách du lịch cũng cần lưu ý, hoa dâng Phật phải là hoa tươi các loại như: sen, mẫu đơn, hoa huệ.

Tuyệt đối không nên sử dụng hoa giả hoặc hoa dại trên ban thờ.

Khi bày trí mâm lễ, cần giữ sự chỉn chu, gọn gàng, ngăn nắp. Dù khách nên hỏi ban quản lý hoặc những người có kinh nghiệm dâng lễ để đặt đúng nơi quy định.

Đặc biệt, tại Ban Tam Bảo, du khách phải dâng mâm lễ gồm 5 món: hương, nến, hoa, quả và nước. Tuyệt đối không đặt tiền thật, tiền âm phủ hay đồ lễ mặn tại đây.

Đối với các ban thờ khác, du khách có thể chỉ cần cầu khấn thành tâm hoặc bày sắm lễ tam sinh (lễ mặn), tiền vàng, tiền âm phủ. 

Với những kinh nghiệm mà GoStay cung cấp ở trên, chúng tôi hy vọng rằng du khách sẽ có cho mình một chuyến du lịch Tam Chúc thật ý nghĩa vào dịp đầu năm.

0 Nhận xét

Bạn muốn tiết kiệm tới 50% khi đặt phòng khách sạn, vé máy bay?

Nhập số điện thoại/email để chúng tôi có thể gửi đến bạn những chương trình khuyến mại mới nhất!