Nhà gái tự đưa dâu về nhà chồng - Phong tục truyền thống của người Dao đỏ

17/06/2024 - Admin Gostay

Nếu như có một đám cưới nào mà nhà trai không cần phải đón dâu thì đó chính là lễ cưới của người dân tộc Dao đỏ. Đây cũng là một trong những nét văn hóa độc đáo, vô cùng mới lạ, "níu" bước chân từng du khách tới thăm mảnh đất Tây Bắc.

Nguồn gốc của đám cưới người Dao đỏ

Địa bàn bản Tả Phìn, thị trấn Sa Pa, tỉnh Lào Cai, cách trung tâm thị trấn khoảng 12km về hướng Đông Bắc là nơi sinh sống của người Dao và H'mông.

Nơi đây được cói là còn lưu giữ gần như nguyên vẹn những nét văn hóa cố truyền lâu đời. Đặc sắc nhất là phong tục cưới của người Dao đỏ.

Đám cưới là một trong những dịp vô cùng quan trọng với những người đồng bào nơi đây. Lễ cưới chứa đựng những nét văn hóa, giá trị lịch sử và phản ánh trực tiếp cuộc sống thường ngày của người đồng bào dân tộc Dao đỏ.

Một lễ cưới thông thường sẽ gồm có 3 nghi lễ là: Dạm ngõ (Gia tịnh pía sung), Cưới (Hớp tiu) và Lại mặt (Dịa lẩy).

Lễ cưới của người Dao đỏ cũng có các phần tương tự như ở dưới xuôi

Lễ cưới của người Dao đỏ cũng có các phần tương tự như ở dưới xuôi

Nghi lễ chi tiết trong đám cưới của người Dao đỏ

Trong bài viết dưới đây, GoStay sẽ gửi tới bạn những thủ tục chi tiết trong đám cưới của người đồng bào dân tộc nơi đây nhé!

Lễ dạm hỏi

Cũng tương tự như với người Kinh thì người Dao đỏ cũng có lễ dạm hỏi. Vào khoảng tháng 2 hoặc tháng 3 âm lịch, sau một quãng thời gian tìm hiểu thì nhà trai sẽ chọn ngày lành để sang nhà gái, cùng nhau ấn định lễ vật cưới.

Nhà trai sang nhà gái dạm hỏi

Nhà trai sang nhà gái dạm hỏi

Ngày giờ tổ chức cũng được lựa chọn để đảm bảo yếu tố phong thủy thuận lợi. Trong ngày lễ dạm hỏi, nhà trai cũng trao cho nhà gái một đôi vòng tay được làm bằng bạc. Cha mẹ cô gái sẽ là người chịu trách nhiệm đeo chiếc vòng vào tay cô gái.

Kết thúc ngày dạm ngõ, cô dâu phải mua và chuẩn bị quần áo mới cho mình và chú rể. Trong khi đó nhà trai sẽ đóng vai trò chuẩn bị vật dẫn cưới gồm có: rượu ngon, thịt lợn cho đám cưới.

Lễ cưới

Thời gian phù hợp nhất để có thể làm đám cưới đó chính là từ tháng 10 âm đến tháng chạp năm sau. Lễ cưới được diễn ra trong 3 ngày 3 đêm, ăn uống linh đình và vui vẻ.

Trong ngày đầu tiên, nghi lễ trình báo tổ tiên sẽ được hai bên gia đình chuẩn bị với thủ tục trang trọng, thành kính.

Bên đàng trai sẽ mang đồ dẫn cưới sáng nhà gái để tổ chức tiệc rượu linh đình. Tham dự lễ cưới không chỉ có anh em họ hàng mà còn có bà con hàng xóm sang để tiễn cô dâu về nhà chồng.

Cô gái được mẹ chuẩn bị trước khi về nhà chồng

Cô gái được mẹ chuẩn bị trước khi về nhà chồng

Đến ngày thứ hai, phong tục cưới thể hiện ngay nét văn hóa đặc sắc có 1-0-2 của người Dao đỏ. Cô dâu tự về nhà chồng, không cần phải chú rể sang đón. Đây được coi là điểm nhấn đặc biệt trong lễ cưới của người Dao đỏ.

Trước khi về nhà chồng thì cô dâu sẽ được thầy cúng làm phép để mang lại cho hai vợ chồng và gia đình bên nội nhiều niềm vui và may mắn, hạnh phúc.

Trên suốt quãng đường về nhà chồng, cô dâu phải che mặt liên tục, không được để lộ ra. Nếu để ánh mặt trời soi chiều vào khuôn mặt kiều diễm của cô dâu, người phụ nữ sẽ bị mất phước, gặp khó khăn trong cuộc sống sau này.

Lễ cưới của người Dao đỏ với phong tục đặc biệt khi cô dâu tự về nhà chồng

Lễ cưới của người Dao đỏ với phong tục đặc biệt khi cô dâu tự về nhà chồng

Trang phục của người vợ nhất định phải thật rực rỡ bởi được trang trí bằng nhiều màu sắc và trang sức bạc.

Mỗi màu sắc sẽ mang một ý nghĩa riêng. Màu đỏ là anh bình minh chói lọi, màu xanh mát của núi rừng thân thương và màu trắng thể hiện sự tinh khiết, chung thủy của người con gái.

Phần mũ và áo của cô dâu là một tác phẩm nghệ thuật thực sự khi được kết hợp và thể hiện sự tinh xảo trong từng đường nét, họa tiết thêu hoa văn thổ cẩm bằng tay.

Âm nhạc là điều không thể thiếu được trong lễ cưới của người Dao đỏ nên những người nhạc công có một vị trí vô cùng quan trọng. Để buổi lễ diễn ra suôn sẻ thì các nhạc công sẽ có mặt ở nhà trai từ rất sớm. Họ tham gia nghi lễ cùng với thầy cúng.

Đặc biệt là đoàn đưa dâu nhà gái dù ở gần hay xa thì đều phải nghỉ lại ở nhà trai trong một đêm.

Ngày cuối cùng trong lễ cưới sẽ là ngày tốt nhất được chọn, thường bao gồm: Dần, Mão, Ngọ, Mùi. Giờ đẹp đến, đoàn nhà trai sẽ nổi kèn, đánh trống, chiêng và ra đón nhà gái một cách nhiệt tình, nồng hậu.

Đội kèn trống dẫn đám cưới

Đội kèn trống dẫn đám cưới

Đội kèn của nhà trai sẽ dẫn nhà gái ra bãi đất trống để thực hiện thủ tục kết tình duyên. Đoàn nhà gái được sắp xếp đứng cạnh nhau để đội kèn trống đi xung quanh theo hình số 8, thể hiện sự chúc phúc cho đôi bạn trẻ mãi hạnh phúc và tình thông gia ngày càng bền chặt.

Nhà trai sẽ mời rượu, mời trà nhà gái để thể hiện tấm lòng chân thành của mình. Trước khi cô dâu bước chân vào nhà thì sẽ trải qua một trong những phong tục rất quan trọng đó chính là trừ tà.

Người Dao có quan niệm rằng trên quãng đường mà cô dâu tới nhà trai thì có rất nhiều loại ma quỷ theo sau nên trước khi vào nhà chồng thì họ cần phải làm lễ tránh tà.

Nàng dâu sẽ được người phù dâu che ô và dắt vào bên trong cửa nhà.

Thầy cúng đang làm lễ cho cô dâu

Thầy cúng đang làm lễ cho cô dâu

Trong khi đó thì thầy cùng một tay cầm bát nước, tay còn lại giữ que sắt, đi xung quanh nhà, ngậm nước thánh để phun ra xung quanh. Cứ hết một vòng, người thầy cúng lại cầm con gà sống vung ra tứ phía, rồi cầm kiếm phép chặt đứt đầu gà, ném ra ngoài cửa sổ.

Thủ tục để hoàn thiện nghi lễ này sẽ diễn ra trong khoảng 45 phút. Khi đã xong xuôi thì cô dâu và chú rể có thể quỳ lạy trước ban thờ tổ tiên, nhận những món quà từ phía cha mẹ chồng.

Tiệc cưới tiếp tục diễn ra như bình thường khi cặp vợ chồng trẻ đi từng mâm khách để chúc rượu và nhận những lời chúc tốt đẹp của họ hàng, người thân.

Khi các nghi lễ đã xong xuôi, cô dâu chú rể quỳ lạy trước ban thờ tổ tiên, nhận quà bố mẹ chồng tặng. Đi đến từng mâm khách chúc rượu và nhận lời chúc phúc tốt lành.

Lễ lại mặt

Lễ lại mặt trong đám cưới của người Dao đỏ

Lễ lại mặt trong đám cưới của người Dao đỏ

Sau khi cưới nhau được một tháng sẽ là lúc nhà trai mang lễ vật sang nhà gái làm lễ lại mặt. Phong tục này thì cũng tương tự như ở dưới xuống. Lễ vật gồm có: một con lợn, một đôi gà, vài lít rượu sang nhà gái làm lễ lại mặt.

Thông qua bài viết vừa rồi của GoStay, chúng tôi tin chắc rằng bạn đã có cho mình thêm nhiều hiểu biết về phong tục độc đáo cũng như những nét văn hóa đặc trưng của vùng Tây Bắc rối đúng không nào.

Nếu có cơ hội thì hãy một lần thử tham gia những lễ hội của các bản làng tại vùng cao Tây Bắc này nhé, biết đâu bạn lại có thể được tham dự một đám cưới độc đáo của đồng bào người Dao đỏ.

Bạn muốn tiết kiệm tới 50% khi đặt phòng khách sạn, vé máy bay?

Nhập số điện thoại/email để chúng tôi có thể gửi đến bạn những chương trình khuyến mại mới nhất!