Thú vị tục “bắt chồng” của thiếu nữ người Chu Ru ở Lâm Đồng

06/06/2024 - Admin Gostay

Nếu như chúng ta thường được nghe tới tục “bắt vợ” của các dân tộc vùng cao Tây Bắc thì trong bài viết hôm nay, GoStay sẽ đưa các bạn đi khám phá tục “bắt chồng” của thiếu nữ người Chu Ru tại Lâm Đồng nhé!

Dân tộc Chu Ru

Tính đến nay, dân tộc Chu Ru tại Việt Nam có khoảng 19.314 người, cư trú rải rác tại 27/63 tỉnh thành tại Việt Nam. Trong đó người Chu Ru cư trú tại Lâm Đồng chiếm tới khoảng 96.5%.

Tại Lâm Đồng, người dân tộc Chu Ru phân bố tại một số xã của huyện Đơn Dương, Di Linh, Đức Trọng như: Đà Loan, Ninh Loan, Tà Năng, Đơn, Dương.

Người Chu Ru ở Lâm Đồng

Người Chu Ru ở Lâm Đồng

Họ có tiếng nói riêng, nhưng do cư trú lân cận với người K’ho nên một bộ phận nói được cả tiếng K’ho. 

Trang phục truyền thống của người phụ nữ Chu Ru là váy và tấm áo choàng để hở một bên vai. Trong khi người nam sẽ mặc quần trắng, áo dài đen và đầu vấn khăn trắng.

Quan hệ chủ đạo trong xã hội của người Chu Ru là mẫu hệ, và chính điều này là một trong những yếu tố cốt lõi dẫn tới tục “bắt chồng” của họ.

Người đàn ông sẽ hành động theo ý chí của người vợ, đứng mũi chịu sào mọi hoạt động và lĩnh vực để đảm bảo nó được vận hành theo đúng mong muốn của người phụ nữ đã cưới họ về.

Tục “bắt chồng” của người Chu Ru

Người thiếu nữ dân tộc này đến tuổi thì phải mang lễ vật tới nhà trai để hỏi cưới chồng. Nhưng trong trường hợp nếu không đủ điều kiện để làm lễ truyền thống, họ có thể đi “bắt chồng”. 

Người con gái sẽ thưa với cha mẹ và người mai mối, sau đó sẽ đến nhà trai cùng cậu của mình, đem thêm lễ vật để làm lễ xem mắt.

Phong tục

Phong tục "bắt chồng" của người dân tộc Chu Ru

Nếu như đàng trai không đồng ý thì đàng gái sẽ về và hẹn lại, cho đến khi nào một nửa thầm thương trộm nhớ của mình đồng ý thì thôi.

Đến lần thứ hai, người nữ sẽ nhờ đông người đi cùng hơn. Thời gian được chọn sẽ là vào ban đêm để tránh tiếng với mọi người xung quanh. Người con gái cũng không đi cùng đoàn của mình để nếu lỡ bị từ chối thì vẫn sẽ giữ được thể diện với dân làng.

Trong lần đến thứ 2, đoàn nhà gái sẽ cố gắng thuyết phục để đeo nhẫn vào tay chú rể. Nếu chàng trai vẫn tiếp tục từ chối thì nhà gái sẽ dùng mọi cách khiến cho chiếc nhẫn ở trên tay của chàng trai.

Khi nhẫn đã vào tay thì người đàn ông đã trở thành rể của đang gái. Nếu muốn trả nhẫn lại thì anh chàng buộc phải tháo trả lại nhẫn trên tay, sau đó mang trâu và rượu đến cho nhà gái.

Nếu đàng trai thuận tình sau một thời gian dài như vậy sẽ được nhà gái mang lễ vật tới đón rể. Đặc biệt là phần lễ vật này sẽ do nhà trai đưa ra yêu cầu.

Tìm hiểu về tục “bắt chồng” của người Chu Ru, ta đều thấy, nhẫn là một trong những vật vô cùng quan trọng và ý nghĩa đối với họ. Cặp nhẫn được làm khá cầu kỳ, từ những nguyên liệu độc đáo, có 1-0-2 như: bạc, sáp ong, một ít đất sét trong rừng già và phân trâu.

Chính vì vậy, chiếc nhẫn thể hiện mong ước về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc và sung túc của cặp vợ chồng về sau. Đó là lý do tại sao người Chu Ru lại dùng cả phân trâu để cho vào nhẫn.

Sáp ong của rừng già đại diện cho sự chăm chỉ, cần mẫn. Vợ chồng làm ăn chăm chỉ sẽ tích lũy được nhiều của cải, lo cho con cái.

Mẫm cỗ cưới của người Chu Ru

Mẫm cỗ cưới của người Chu Ru

Mùa “bắt chồng” của người dân đồng bào Chu Ru diễn ra từ mùng một Tết âm đến hết tháng ba âm. Đây là một nét phong tục, tập quán thú vị và độc đáo, cần được lưu giữ qua nhiều đời, để con cháu về sau nối truyền.

Ngoài tục “bắt chồng” ra thì người đồng bào Chu ru còn có nhiều hoạt động, nghi lễ cổ truyền đặc sắc, đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của họ. Một vài nghi lễ nổi bật có thể kể đến như: cúng thần Đập nước, thần Mương nước, thần Lúa khi gieo hạt…

Để biết thêm nhiều thông tin thú vị liên quan tới du lịch, những câu chuyện, nét văn hóa, ẩm thực độc đáo trên khắp cả nước, mời bạn cùng khám phá và theo dõi trong các bài viết tiếp theo của GoStay bạn nhé!

Bạn muốn tiết kiệm tới 50% khi đặt phòng khách sạn, vé máy bay?

Nhập số điện thoại/email để chúng tôi có thể gửi đến bạn những chương trình khuyến mại mới nhất!