04/06/2024 - Admin Gostay
Dân tộc K’ho là một trong những nhóm người cư dân bản địa tại tỉnh Lâm Đồng, được chia thành ba tộc chính là: Chin, Srê và Lạch.
Ngôn ngữ của người K’ho thuộc nhóm Môn - Khmer, hệ Nam Á cổ. Tiếng nói của họ được coi là một trong những nét văn hóa xưa cần được bảo tồn.
Dân tộc K'ho - một trong những nhóm người bản địa của tỉnh Lâm Đồng
Về nhà ở thì người dân tộc K’ho có hai kiểu nhà ở chính, đó là: nhà sạp và nhà sàn. Đây cũng là đặc điểm dùng để phân biệt các tầng lớp trong xã hội K’ho. Những gia đình giàu, có điều kiện trong làng sẽ ở nhà sàn.
Các đồng bào còn lại có điều kiện kinh tế khó khăn hơn sẽ ở nhà sạp hay nhà trệt, có vách ngăn và hai mái hai bên úp xuống đất.
Trang phục của người đồng bào khá đơn giản. Ngày xưa, khi chưa có đủ điều kiện, đàn ông thường cởi trần, đóng khố trong khi phụ nữ lại mặc váy ngắn. Dần dần, theo sự phát triển của thời gian, người K’ho có thêm những chi tiết trang trí và phụ kiện trang sức riêng.
Các hoạt động văn hóa trong không gian trưng bày
Nếu như muốn được trải nghiệm những hoạt động văn hóa của người K’ho thì bạn có thể tới ngay Lâm Đồng trong tuần lễ du lịch vàng. Để chào mừng tuần lễ này, Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức “Không gian giới thiệu văn hóa - âm nhạc các dân tộc tỉnh Lâm Đồng.
Trong số các hoạt động văn hóa của dân tộc thiểu số tại Lâm Đồng thì có cả những nghi lễ của người K’Ho.
Chương trình gồm 10 không gian trưng bày theo các huyện, thành phố của tỉnh. Điều này đã mang tới cho du khách một “vũ trụ” bao la với những nét đẹp văn hóa vật thể và phi vật thể của các cộng đồng dân tộc.
Nét đẹp văn hóa của các dân tộc được chính nghệ nhân và người đồng bào thực hiện và phô diễn. Các không gian trưng bày đầy đủ đồ dùng, trang phục, nhạc cụ truyền thống và vật dụng gắn liền với đời sống sinh hoạt và lao động sản xuất của họ.
Được tận mắt chứng kiến, du khách có thể hiểu thêm về quá trình sản xuất các sản phẩm thủ công truyền thống của người dân tộc K’ho.
Hoạt động đan lát các sản phẩm thủ công độc đáo
Quy trình chế tác của họ khi tạo tác ra hàng loạt sản phẩm như: nông cụ, sản phẩm dệt thổ cẩm, trang phục truyền thống; sản phẩm đan lát mây, tre (gùi, rổ, dụng cụ đánh bắt cá...) đến các dụng cụ săn bắt; các loại nhạc cụ…
Ngoài ra, buổi lễ còn có chương trình biểu diễn nghệ thuật dân gian. Chương trình tái hiện lại Nghi lễ Nhô dơng hay còn có tên gọi khác là Lễ cầu mưa. Lễ được tổ chức tại huyện Đạ Tông. huyện Đam Rông.
Già làng cầu xin các vị thần cho mưa xuống tưới xanh vạn vật, đời sống no đủ
Đối với những du khách tham quan và tận mắt chứng kiến nghi lễ truyền thống đặc sắc của dân tộc K’ho. Nghi lễ tái hiện thông qua những điệu múa xoang, lời cầu nguyện và lễ hiến sinh.
Chắc chắn, mỗi vị khách khi được chiêm ngưỡng lễ hội này đều sẽ có những cảm xúc riêng cho mình. Đó có thể là sự xúc động, sự hồi bồi, phấn khích hoặc xúc động, trầm trồ khi khám phá một nét văn hóa đặc trưng của dân tộc K’ho.
Nhiều du khách chia sẻ rằng, họ đã vô cùng tự hào khi được chứng kiến những nét đặc trưng, truyền thống cùng các phong tục tập quán lâu đời các dân tộc thiểu số.
Các hoạt động này bao gồm từ: dệt thổ cẩm, đan, lát, đến những quy trình làm nên đặc sản địa phương như: trâu, heo gác bếp, rượu cần…
Các du khách đã được đọc về những thông tin này trên những phương tiện truyền thông đại chúng nhưng đến tận buổi trưng bày của bảo tàng Lâm Đồng họ mới có cơ hội trải nghiệm trực tiếp.
Du khách thưởng thức đặc sản của tỉnh Lâm Đồng
Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng mong muốn hoạt động lễ hội nói chung sẽ góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam và của tỉnh Lâm Đồng nói riêng.
Đây cũng là dịp để ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch có những định hướng trong thời gian tới để bảo tồn, phát huy và gắn kết các giá trị văn hóa dân tộc trong phát triển du lịch, dịch vụ…
Hiện nay thì tuần lễ vàng du lịch Lâm Đồng vẫn đang diễn ra, vì vậy du khách có thể tiếp tục tới tham quan và trải nghiệm các hoạt động văn hóa, du lịch, ẩm thực tại đây nhé!