29/03/2025 - Admin Gostay
Điểm đến đầu tiên mà GoStay nhắc đến trong bài viết chính chùa Thiên Mụ tại cố đô Huế mộng mơ. Công trình được xây dựng vào năm 1960 tại đồ Hà Khê, phường Kim Long. chùa còn có tên gọi khác là chùa Linh Mụ.
Là một trong những ngôi chùa cổ nhất tại Huế, chùa Thiên Mụ vẫn giữ được nét kiến trúc truyền thống, giàu giá trị bản sắc dân tộc. Phía trước của công trình là dòng sông Hương êm ả, dịu dàng chảy trôi bốn mùa, tạo nên khung cảnh lãng mạn và thơ mộng.
Chùa Thiên Mụ bên dòng sông Hương hiền hòa
Điểm nhấn trong khuôn viên chùa là tháp Phước Duyên được xây dựng 7 tầng, cao 21m. Xung qua tháp là nhà bia và nhà chuông. Chùa còn là nơi lưu giữ bia đá cẩm thạch khắc văn bài của chúa Nguyễn Phúc Du - hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia.
Do nằm trên cùng một tuyến đường với các điểm tham quan khác nên du khách có thể kết hợp tham quan chùa Thiên Mụ với Đại Nội, điện Hòn Chén, lăng Minh Mạng, chùa Huyền Không Sơn Thượng để có một chuyến đi trọn vẹn hơn.
Quần thể Thánh địa Mỹ Sơn được người Pháp lần đầu phát hiện vào năm 1885 tại xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, TP Đà Nẵng.
Quần thể có kết cấu theo từng cụm. Trong đó, mỗi cụm bao gồm đền chính và những ngôi tháp nhỏ ở xung quanh. Theo quan niệm của Ấn Độ giáo, đến chính tượng trưng cho núi Meru - trung tâm vũ trụ - nơi hội ngụ của thần linh.
Vẻ đẹp kỳ bí của Thánh địa Mỹ Sơn hút khách quốc tế
Kiến trúc của các di sản tại Thánh địa Mỹ Sơn được chia làm 6 loại hình phong cách: cổ, Hòa Lai, Đông Dương, Mỹ Sơn, Po Nagar và phong cách Bình Định.
Điểm chung của các phong cách này là đều sử dụng họa tiết trang trí cầu kỳ: hoa, lá, voi, sư tử hay Kala - Makara, vũ nữ Apsara, nhạc công, chư thiên đứng hộ trì hay thủy quái Makara.
Cho đến nay, Thánh địa Mỹ Sơn là di sản duy nhất của Ấn Độ giáo thời Chăm Pa còn tồn tại ở Việt Nam.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia hạng đặc biệt. Quần thể di tích bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám.
Nơi đây được mệnh danh là “Trường đại học đầu tiên của Việt Nam” khi được xây dựng từ những năm 1070 vào thời nhà Lý.
Trường Đại học đầu tiên tại Việt Nam
Công trình đã trải qua bao thăng trầm lịch sử, mưa bom bão đạn của chiến tranh và được nhiều lần tu sửa. Đến nay, Văn Miếu - Quốc Tử Giám vẫn là điểm đến được nhiều khách du lịch quan tâm, ghé thăm.
Nơi đây là biểu tượng linh thiêng cho tinh thần hiếu học, khuyến đức, khuyến tài của dân tộc, vào những dịp lễ quan trọng hoặc trước các kỳ thi lớn, sĩ tử thường tới Văn Miếu - Quốc Tử Giám để lấy may, cầu cho quá trình học hành, con đường thi cử được thuận lợi, vẻ vang.
Từ giữa tháng Giêng đến tháng 3 âm lịch, lễ hội chùa Hương được tổ chức, thu hút hàng trăm nghìn lượt du khách và Phật tử đổ về dâng hương, cầu nguyện cho một năm mới bình an, thuận lợi.
Ngoài ra, trong quần thể chùa còn có rất nhiều danh thắng khác như: dòng suối Yến thơ mộng với hàng hoa gạo nở đỏ rực hai bên hay động Hương Tích - nơi được mệnh danh là Nam thiên đệ nhất động.
Quần thể di tích chùa Hương
Động Hương tích được phát hiện lần đầu vào thế kỷ XI với những khối nhũ đá lấp lánh, nhiều hình dáng kỳ thú khác nhau. Bên trong động có đặt tượng Phật Bà Quan Âm bằng đá xanh, tạc từ thời Tây Sơn.
Với quy mô hoành tráng và những giá trị văn hóa, lịch sử, tôn giáo lâu đời, quần thể di tích chùa Hương chắc chắn là điểm đến tâm linh mà du khách nên một lần chiêm bái nếu có cơ hội du lịch tại Hà Nội.
Chùa Ngọc Hoàng hay còn có tên gọi khác Phước Hải Tự, được người Hoa xây dựng từ đầu thế kỷ XX. Chùa nằm trên đường Mai Thị Lựu, quận 1, có diện tích lên tới hơn 2.000m2.
Mục đích khi xây dựng công trình của cộng đồng người Hoa tại TP HCM là để thờ Ngọc Hoàng Thượng đế.
Không chỉ người Hoa mà người dân sinh sống tại TP HCM hoặc khách du lịch phương xa cũng đến viếng thăm chùa, cầu mong cho công việc thuận lợi, gia đạo bình an, con cái ngoan ngoãn, khỏe mạnh.
Công trình lưu giữ trọn vẹn những giá trí văn hóa, lịch sử, tôn giáo của người Hoa
Chùa Ngọc Hoàng được công nhận là di sản kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1994. Ngoài ra, nơi đây cũng đã được cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama ghé thăm hồi tháng 5/2016.
Hòa thượng Thích Quảng Đức (tên khai sinh: Lâm Văn Tuất, sinh năm 1897) đã tẩm xăng tự thiêu tại ngã tư Phan Đình Phùng - Lê Văn Duyệt (nay là ngã tư Nguyễn Đình Chiểu - Cách Mạng Tháng Tám), Sài Gòn.
Hành động này nhằm phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm. Vụ việc đã gây chấn động dư luận trong nước và quốc tế, làm nổi bật sự bất bình của cộng đồng Phật giáo đối với chính quyền Ngô Đình Diệm.
Dâng hương tưởng niệm tại Tượng đài Bồ tát Thích Quảng Đức
Bức tượng Hòa thượng Thích Quảng Đức tạc trong vòng lửa như một đóa mandala rực rỡ tại đài tưởng niệm chính là biểu tượng cho tinh thần bất khuất của Phật giáo.
Hàng ngày, đông đảo phật tử và người dân đến viếng thăm, thắp hương và dâng hoa tưởng nhớ vị hòa thượng đã hy sinh vì đạo pháp.
Chùa Tam Chúc mới hiện nay là một quần thể kiến trúc đồ sộ, bao gồm cổng Tam Quan, Vườn cột kinh, điện Quan Âm, điện Pháp Chủ, điện Tam Thế và Tháp Ngọc.
Ngôi chùa tọa lạc tại vị trí đắc địa, phía tây hướng ra hồ Tam Chúc (hồ Lục Nhạc), nơi được ví như "vịnh Hạ Long trên cạn" với phong cảnh sơn thủy hữu tình.
Ngôi chùa lớn nhất thế giới
Quần thể chùa Tam Chúc không chỉ là điểm đến tâm linh mà còn là điểm du lịch hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Ngoài ra, chùa còn là nơi lưu giữ ba báu vật của Phật giáo, gồm: cây bồ đề được chiết từ cây mẹ ở thánh tích Mahamegha, Sri Lanka; Thiên thạch Mặt Trăng và Vạc Đồng.
Khu du lịch tâm linh chùa Bái Đính có diện tích lên tới hơn 700 ha, là nơi nắm giữ nhiều kỷ lục: tượng Phật bằng đồng lớn nhất châu Á, hành lang La Hán dài nhất châu Á,...
Khu du lịch tâm linh nổi tiếng tại Ninh Bình
Trong đó, hành lang La Hán dài 234 gian, tương đương khoảng 3km. Nơi đây cũng được mệnh danh là ngôi chùa sở hữu nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam với 500 pho tượng, tạc bằng đá xanh nguyên khối.
Mỗi tượng mang một vẻ mặt, tư thế và biểu cảm riêng biệt, thể hiện trình độ điêu khắc tinh xảo của các nghệ nhân Việt Nam. Mỗi bức tượng đều có chiều cao khoảng 2m đến 2,5m và nặng khoảng 4 tấn.
Hành lang La Hán không chỉ là một công trình kiến trúc độc đáo mà còn mang giá trị tâm linh sâu sắc, thể hiện sự tôn kính đối với các vị La Hán, những người đã đạt đến cảnh giới giác ngộ trong Phật giáo.
Đạo Cao Đài Tây Ninh, một tôn giáo nội sinh độc đáo, ra đời vào cuối năm 1926 tại Tây Ninh, đã trở thành một phần không thể tách rời của đời sống tâm linh người dân Nam bộ.
Kỳ quan kiến trúc của Đạo Cao Đài
Biểu tượng đặc trưng của đạo là Thiên Nhãn, một con mắt đặt trong hình tam giác, tượng trưng cho Thượng đế, đấng tối cao trong tín ngưỡng Cao Đài. Ngoài ra, đạo còn tôn thờ các vị thánh hiền từ nhiều tôn giáo khác nhau như Phật Thích Ca, Chúa Jesus, Khổng Tử, Lão Tử và Phật Bà Quan Âm.
Những hình ảnh này được thể hiện rõ nét trong kiến trúc và nghệ thuật trang trí của Tòa Thánh, đặc biệt là ở khu vực cửa chính.
Sự kết hợp độc đáo giữa các yếu tố tín ngưỡng Á Đông và phương Tây đã tạo nên một bản sắc riêng biệt cho đạo Cao Đài, thu hút sự quan tâm của nhiều người trong và ngoài nước.
Chùa Một Cột, hay còn gọi là chùa Diên Hựu, là một công trình kiến trúc Phật giáo độc đáo, tọa lạc tại trung tâm Thủ đô Hà Nội. Ngôi chùa được xây dựng vào năm 1049 dưới thời vua Lý Thái Tông.
Chùa Một Cột được xây dựng với kiến trúc độc đáo, một ngôi chùa nhỏ nằm trên một cột đá duy nhất, tạo nên hình ảnh như một bông sen nở giữa mặt nước. Ngôi chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu, nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc độc đáo và giá trị lịch sử.
Chùa có kiến trúc độc đáo nhất Châu Á
Năm 1962, chùa Một Cột được công nhận là Di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia. Năm 2012, Tổ chức Kỷ lục châu Á đã xác lập kỷ lục "Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất" cho chùa.
Chùa Một Cột không chỉ là một công trình kiến trúc độc đáo, mà còn là một biểu tượng văn hóa, lịch sử của Thủ đô Hà Nội, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, chiêm bái.
Trên đây là 10+ địa điểm tôn giáo tâm linh nổi tiếng tại Việt Nam, mang đậm giá trị văn hóa, lịch sử và tín ngưỡng. Mỗi địa điểm đều có những nét độc đáo riêng, thu hút du khách bởi vẻ đẹp kiến trúc, không gian thanh tịnh và những câu chuyện huyền bí.
Dù bạn là người theo đạo hay chỉ đơn giản là muốn tìm kiếm sự bình yên trong tâm hồn, những địa điểm này đều là những điểm đến lý tưởng để bạn khám phá và trải nghiệm. Hãy dành thời gian để ghé thăm và cảm nhận những giá trị tinh thần mà chúng mang lại.