Văn hóa bản địa - “Cái nôi” để xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng

08/05/2024 - Admin Gostay

Sản phẩm du lịch đặc trưng của từng vùng miền sẽ chính là yếu tố cốt lõi để “níu chân” du khách khi tới địa phương của mình để du lịch. Tuy nhiên, hiện nay, những gì chúng ta đang nhìn thấy đều đang đi theo xu hướng “copy - paste” nhàm chán.

Sản phẩm du lịch đặc trưng có phải là quá khó?

Hiện nay, tất cả các tỉnh, thành, địa phương từ nhỏ tới lớn trên dải đất hình chữ S đều làm du lịch. Mỗi vùng miền tại Việt Nam như một đóa hoa nở rộ, ngập tràn hương sắc với vẻ đẹp riêng biệt.

Thế nhưng hầu hết các địa phương lại chưa nắm bắt được lợi thế của mình. Sự trùng lặp, giống nhau về sản phẩm du lịch khiến du khách đặt chân đến một lần và không có mong muốn quay lại.

Sản phẩm du lịch đặc trưng

Sản phẩm du lịch đặc trưng tại miền Tây

Ở các địa điểm du lịch nổi tiếng, ta dễ dàng có thể tìm kiếm được các khu phố đi bộ, chợ đêm ẩm thực,... với gian hàng tự phát. 

Mức giá thì nhiều nơi còn xuất hiện tình trạng “chặt chém” khách du lịch. Mức giá cho khách du lịch, đặc biệt là khách nước ngoài sẽ cao hơn với khách trong nước.

Hay như với những khu vực đặc thù như vùng Tây Bắc thì đã xuất hiện điểm du lịch có các homestay. Nhưng nhìn chung thì chất lượng mới dừng lại ở mức đại trà với các hoạt động cơ bản: ngủ tại nhà sàn, thưởng thức ẩm thực núi rừng, biểu diễn văn nghệ dân tộc,...

Điều này khiến cho du khách dễ bị nhàm chán.

Với tình trạng này tiếp diễn, khách tham quan khi tới thăm địa điểm đầu tiên thì sẽ rất hào hứng, nhưng nếu kéo dài liên tục sẽ khiến người trải nghiệm “phát chán”. 

Đây chính là điểm “tắc nghẽn” mà các địa phương, cơ quan ban ngành và các đơn vị du lịch cùng người dân làm du lịch cần chung tay để có thể xử lý.

Chuyên gia góp ý xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng

Chợ nổi miền Tây - Nét văn hóa đặc sắc mà du khách không thể bỏ qua

Chợ nổi miền Tây - Nét văn hóa đặc sắc mà du khách không thể bỏ qua

“Chiếc chìa khóa” để mở tung “cánh cửa” du lịch bền vững đó chính là tạo giá trị chiều sâu, khơi dậy tình yêu của từng du khách. Và văn hóa bản địa chính là yếu tố cốt lõi làm nên “chiếc chìa khóa” cho sản phẩm du lịch đặc trưng. 

Việt Nam là một đất nước giàu truyền thống văn hóa với 54 dân tộc anh em, không dân tộc nào trùng lặp nhau. 

Mỗi vùng miền, địa phương lại sở hữu những nét khác biệt trong tập quán sinh hoạt, văn hóa cộng đồng. Cùng là một dân tộc nhưng nếu sinh sống ở những địa hình khác nhau sẽ có phong tục riêng biệt. 

Ví dụ như cùng là người Thái nhưng những người ở Tây Bắc sẽ có điểm khác so với dân tộc Thái ở Thanh Hóa, Nghệ An; hay như người Dao ở vùng cao cũng có văn hóa khác người Dao ở vùng thấp…

Một trong những điểm mà ta không thể nào gộp lại hay trộn lẫn là các nguồn tài nguyên, giá trị vật thể và phi vật thể, mang tính cốt lõi của sản phẩm du lịch đặc trưng.

Trên thực tế, chúng ta đã thấy được nỗ lực của nhiều địa phương trong việc xây dựng và hình thành những sản phẩm du lịch đặc trưng hấp dẫn, mang tới cho khách hàng trải nghiệm tuyệt vời. 

Chẳng hạn như khi đến với Hà Nội - thủ đô ngàn năm văn hiến, du khách có thể được trải nghiệm các tour tại những di tích lịch sử đặc trưng như: nhà tù Hỏa Lò, Văn Miếu Quốc Tử Giám, tinh hoa Bắc Bộ,...

Tour đêm Hỏa Lò mang lại cho du khách nhiều cảm xúc lắng đọng

Tour đêm Hỏa Lò mang lại cho du khách nhiều cảm xúc lắng đọng

Đối với những địa phương vùng cao, bạn có thể trải nghiệm tour du lịch vẽ sáp ong, tour nặn hương thảo mộc,...

Hình thức độc đáo, mới lạ, du khách được “trăm nghe không bằng một thấy/ trăm thấy không bằng một thử”. 

Các chuyên gia cũng cho biết, theo thống kê của Tổ chức Du lịch thế giới, thời điểm trước dịch Covid-19, du lịch văn hóa đóng góp 37% du lịch toàn cầu và dự báo có thể tăng 15% mỗi năm. 

Hướng đi này không chỉ giúp mang lại nguồn thu nhập khổng lồ cho địa phương mà còn góp phần bảo tồn, phát huy những nét văn hóa bản địa đặc sắc.

Chính vì vậy mà trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 đã xác định rất rõ ràng cần phải phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, gắn với bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, lịch sử truyền thống của dân tộc để hình thành sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt. 

Điều này tạo nên lợi thế cạnh tranh, góp phần tạo dựng thương hiệu nổi bật của du lịch Việt Nam tới không chỉ bạn bè trong nước mà còn cả du khách quốc tế. 

Du khách khi tới các địa phương khác nhau sẽ được chiêm nghiệm những câu chuyện với giá trị văn hóa riêng biệt. Các câu chuyện ấy được kể thông qua những hoạt động trải nghiệm, thông qua cảnh sắc và con người nơi đây.

Du lịch văn hóa kết hợp du lịch trải nghiệm

Du lịch văn hóa kết hợp du lịch trải nghiệm

Và để có thể hoàn thành xuất sắc được nhiệm vụ đó thì cần sự chung tay và kết hợp của các cấp chính quyền trong khâu đưa ra chủ trương, chính sách.

Thêm vào đó là sự đầu tư, nghiên cứu và vận hành bài bản về sản phẩm du lịch đặc trưng của những người làm du lịch, cộng đồng địa phương để cân bằng lợi ích giữa các bên.

Hãy tham gia GoStay để cập nhập thêm cho mình nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn khác cũng như không bỏ lỡ thông tin nóng hổi về những địa danh mà mình chuẩn bị “vi vu” thôi nào!

Bạn muốn tiết kiệm tới 50% khi đặt phòng khách sạn, vé máy bay?

Nhập số điện thoại/email để chúng tôi có thể gửi đến bạn những chương trình khuyến mại mới nhất!