Hàng không và du lịch cần phối hợp nhịp nhàng hơn để tránh “tắc nghẽn” mỗi dịp cao điểm

03/04/2024 - Admin Gostay

“Hàng không và du lịch” là hai lĩnh vực riêng biệt nhưng có mối liên hệ gắn bó, bền chặt với nhau. Tuy nhiên, vào mỗi dịp cao điểm, khi nhu cầu du lịch tăng cao thì đây lại là vấn đề “nóng” chưa được giải quyết. Chính điều này đã dẫn đến “thất thủ” du lịch mỗi dịp lễ hoặc nghỉ dài.

Hàng không và du lịch - Giá vé đầy biến động

Theo khảo sát của nhiều nguồn thì giá vé máy bay khứ hồi tới các điểm du lịch hot vào dịp lễ thường có mức giá cao hơn so với dịp thông thường. Không những vậy, giá vé còn có chênh lệch giữa giờ bay đẹp và giờ bay “xấu”. Đã có những thời điểm giá vé tăng gấp 3 lần so với thời gian trung tuần. 

Giá vé máy bay dịp lễ biến động theo thời điểm

  • Chặng Hà Nội - Phú Quốc (từ thời gian 28/4 - 1/5) có mức giá thấp nhất là 5.300.000đ (với giờ xấu) còn giá bay vào giờ đẹp sẽ chênh lệch 1.200.000đ, tức là khoảng 6.500.000đ (vé khứ hồi).
  • Chặng Hà Nội - Đà Nẵng (từ thời gian 28/4 - 1/5) mức giá vé vào giờ xấu là 4.300.000đ, giá vé giờ đẹp tăng khoảng 500.000đ. Trong khi, giá vé chặng này một tuần trước chỉ là 2.500.000đ.

Khoảng cách giá vé như vậy khiến nhiều đơn vị du lịch, lữ hành lo lắng cho rằng mình sẽ không có khách, bởi chi phí đi lại quá cao. Nhiều ý kiến của khách du lịch cho rằng, với mức chi phí đó, hoặc thêm không đáng kể thì họ đã có thể tham gia các tour du lịch nước ngoài với thời gian tương tự.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do vào dịp lễ, Tết, các hãng thường rơi vào tình trạng “lệch đầu”. Tức là, chiều đi thì đảm bảo tỷ lệ lấp đầy nhưng chiều về lại “vắng bóng”. Chính vì vậy, mà giá vé phải nâng lên để doanh thu được ổn định.

Phương án “dung hòa” hàng không và du lịch

Hai lĩnh vực hàng không và du lịch thường đi liền với nhau, cũng giống như việc hai nhạc cụ trong một dàn nhạc, để có thể phối hợp nhịp nhàng cần phải có một người nhạc trưởng. Bởi nếu cứ đổ lỗi cho nhau thì kết quả cuối cùng sẽ tạo nên một bản nhạc lệch nhịp. Hàng không và du lịch sẽ cùng phải chịu tổn thất khi khách hàng “quay lưng”, lựa chọn những hình thức giải trí và nghỉ dưỡng khác.

Hàng không và du lịch

Hàng không và du lịch cần phối hợp với nhau nhịp nhàng

Hàng không và du lịch cần có cơ chế hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau thông qua các chương trình, chiến dịch mỗi đợt cao điểm du lịch. Các hãng bay có thể kết nối với đơn vị lữ hành để tổ chức các tour trọn gói, đưa đón khách từ sân bay tới tận nơi nghỉ dưỡng. 

Một phương án khác là hệ thống hãng hàng không cũng có thể thiết kế và lên phương án bay thẳng tới những địa điểm du lịch có đủ điều kiện để tiếp nhận chuyến bay. Để thực hiện được phương án này cần phải có sự tham gia của chính phủ trong việc đưa ra các chính sách, cơ chế thị thị trường cho doanh nghiệp.

Cần đẩy mạnh truyền thông về du lịch, lữ hành nhưng đồng thời cũng tác động tới tâm lý khách hàng. Bởi sau ảnh hưởng của dịch Covid thì dường như khách hàng vẫn đang có tâm lý “mong chờ” vào những chuyến bay rẻ hoặc “săn” vé không đồng.

Về phía các đơn vị du lịch, lữ hành cũng cần tính đến phương án mở những gói nghỉ dưỡng ưu đãi cho khách hàng giao dịch vé bay và sử dụng toàn bộ dịch vụ của họ. Khi khách hàng có thể tiết kiệm chi phí ăn ở thì họ sẽ mạnh dạn đầu tư cho chi phí đi lại.

Chỉ đến khi nào hàng không và du lịch phối hợp được chặt chẽ với nhau thì toàn cảnh bức tranh du lịch Việt Nam mới có những màu sắc tươi sáng và khởi sắc hơn.

Để có thể cập nhật thêm thông tin về các tour du lịch, giá vé hay địa điểm nghỉ dưỡng, mời các bạn tham khảo website của GoStay nhé!

GoStay - Together with Joy!

Bạn muốn tiết kiệm tới 50% khi đặt phòng khách sạn, vé máy bay?

Nhập số điện thoại/email để chúng tôi có thể gửi đến bạn những chương trình khuyến mại mới nhất!