Kinh nghiệm đi lễ đền Quán Thánh - Nét đẹp tứ trấn giữa lòng thủ đô

23/01/2025 - Admin Gostay

Đền Quán Thánh là một trong những di tích lịch sử cấp quốc gia của Hà Nội, nơi thờ bức tượng thần Huyền Thiên Trấn Vũ cao 4m, nặng 4 tấn. Không chỉ chứa nhiều bảo vật quốc gia hay lịch sử quý hiếm, cách đây hơn 3 thế kỷ, đền còn là địa chỉ tâm linh linh thiêng của người dân thủ đô và du khách. Trong bài viết này hãy cùng GoStay khám phá chi tiết hơn về điểm đến này nhé!

Lịch sử của đền Quán Thánh? Đền thờ ai?

Theo những ghi chép được tìm thấy thì đền Quán Thánh được xây dựng vào thời nhà Lý. Đền thờ Huyền Thiên Trấn Vũ là một trong bốn vị thần trấn giữ cửa ngõ thành Thăng Long khi xưa.

Đến thời vua Lê Hy Tông đã giao cho trai di tạo pho tượng Thánh Trấn Vũ và Trấn Vũ Quán. Tượng được đúc bằng đồng hun thay vì bằng gỗ như trước đó.

Đến năm 1974, Đô đốc Lê Văn Ngữ đã cho người đúc thêm một chiếc chuông lớn, làm bằng đồng, đặt ngay tại chính điện. Sau đó, trong một lần đi tuần, vua Minh Mạng đã đổi tên nơi đây thành Chân Vũ Quán.

Đền Quán Thánh là biểu tượng ấn tượng của Thăng Long xưa

Đền Quán Thánh là biểu tượng ấn tượng của Thăng Long xưa

Từ đó, dòng chữ “Chân Vũ Quán” cũng được tạc lại bằng chữ Hán phía trên nóc cổng tam quan. Thế nhưng bên trong bái đường, bức hoành vẫn được để tên là Trấn Vũ Quán. 

Năm 1842, vua Thiệu Trị đã ghé thăm đền và ban tặng tiền để đúc vòng vàng đeo lên pho tượng. 

Đến năm 1962, Đền Quán Thánh và chùa Trấn Quốc được vinh dự công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. 

Đền Quán Thánh ở đâu?

Đền Quán Thánh là địa chỉ tâm linh quen thuộc của người dân và du khách thập phương khi tới Hà Nội. Đền nằm tại khu vực Hồ Tây cùng các di tích lịch sử khác như: chùa Vạn Niên, chùa Trấn Quốc, phủ Tây Hồ,...

Đền không chỉ là biểu tượng kiến trúc của thủ đô mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa tâm linh quý báu của mỗi người dân. Đền được người dân biết đến là một trong “Tứ Trấn” của Hà Nội, gồm: đền Voi Phục, đền Bạch Mã và đền Kim Liên.

Đền là một trong tứ trấn linh thiêng của thủ đô Hà Nội

Đền là một trong tứ trấn linh thiêng của thủ đô Hà Nội

Do nằm tại khu vực trung tâm của thành phố nên việc di chuyển đến đền của du khách cũng vô cùng thuận lợi. Du khách có thể lựa chọn các hình thức như: ô tô, xe máy, xe bus hoặc xe ôm công nghệ.

Nếu bảo vệ môi trường, du khách nên sử dụng xe bus tuyến số 14, 33 và 50. Tất cả đều có điểm dừng rất gần với đền Quán Thánh nên bạn chỉ cần di chuyển một đoạn ngắn nữa là tới được. 

Kiến trúc và ý nghĩa của đền Quán Thánh Hà Nội

Kiến trúc đền bao gồm: tam quan, tiền đế, trung đế, sân bái và hậu cung. Tất cả đều được thiết kế theo lối kiến trúc truyền thống của Trung Quốc.

Tạo ấn tượng với du khách lần đầu ghé thăm đền Quán Thánh chính là phần cổng ngoài được thiết kế với trụ cột là bốn con phượng hoàng đấu lưng vào nhau. Phía trên là hình tượng con nghê được chạm khắc tỉ mỉ.

Ngoài ra phần trụ cổng còn được chạm khắc hoa văn cá vượt vũ môn hóa rộng, mãnh hổ hạ sơn uy vũ.

Bước qua cổng ngoài là đến tam quan được xây dựng thành 2 tầng và 3 cửa. Cổng tam quan cũng là điểm nhấn nổi bật của Đền, thể hiện sự hội nhập tín ngưỡng của người Việt xưa khi đắp nổi hình tượng thần Rahu trong nền văn hóa Ấn Độ. 

Bên cạnh cổng tam quan chính là nơi được đặt quả chuông đồng mà vua Lê Hy Tông cho đúc từ năm 1677. Tiếng chuông vang vọng đã đi vào ca dao Việt Nam “Gió đưa cành trúc la đà. Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương”.

Đền Quán Thánh Hà Nội

Đền giữ được vẻ đẹp văn hóa, lịch sử cho đến ngày nay

Tiếp theo là đến không gian đặt bia đá. Phía sau nhà bia là đền thờ liệt sỹ được xây dựng theo dạng phương đinh. Nơi đây thờ các chiến sĩ đã hy sinh thân mình trong trận chiến tại khu vực Đền Quán Thánh.

Ngoài ra, sân bái của Đền dùng để sắp xếp, bày biện lễ vật. Trước bài đường có bàn lễ và hai lư hương để người dân đến chiêm bái chuẩn bị. Phần hậu cung được trưng bày tỉ mỉ với bảng giới thiệu về thần Huyền Thiên Trấn Vũ. Hai bên là cá chép hóa rồng và mãnh hổ xuống núi.

Tuy tượng Huyền Thiên Trấn Vũ đã được đúc cách nay hơn 3 thế kỷ nhưng vẫn là minh chứng rõ nhất cho nghệ thuật tạc tượng, đúc đồng điêu luyện của người Việt xưa.

Tượng Huyền Thiên Trấn Vũ

Thần Huyền Thiên Trấn Vũ - một trong bốn vị thần trong Tứ Trấn Thăng Long

Kinh nghiệm đi lễ đền Quán Thánh

Khi lễ đền, du khách nên đi tuần tự, theo hướng từ Đông - Tây - Nam - Bắc. Ứng vào hệ quy chiếu kiến trúc của đền, du khách sẽ lễ từ cổng tam quan, đến gian thờ chính và cuối cùng là phần hậu cung.

Tùy theo tâm nguyện của người lễ mà sẽ chuẩn bị lễ chay hoặc mặn. Ngoài ra, bạn cũng có thể chuẩn bị thêm tiền vàng để đốt và tiền lẻ để đặt công đức.

Thông thường, vào ngày mồng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm, Đền sẽ tổ chức lễ hội. Lễ hội diễn ra với nhiều hoạt động tín ngưỡng và nghi lễ đặc sắc, thu hút được đông đảo du khách đến tham quan. 

Lễ hội đền Quán Thánh

Lễ hội đền Quán Thành được tổ chức hàng năm

Những ngày rằm, mùng 1 hàng tháng, lượng khách đến Đền sẽ đông hơn nên ban quản lý Đền sẽ mở cửa muộn hơn cho du khách thập phương có cơ hội được tham quan, chiêm bái, cầu tài lộc, bình an,...

Giờ mở cửa ngày thường là từ 8h - 17h, ngày mồng 1 và 15 âm lịch mở cửa từ 6h - 20h. Đặc biệt, đối với đêm giao thừa, đền mở cửa xuyên đêm, phục vụ nhu cầu của người dân.

Một lưu ý khác mà du khách cần phải lưu tâm khi đến với đền Quán Thánh đó chính là Đền thu vé tham quan 10.000 đồng/ người, miễn phí cho trẻ nhỏ.

GoStay tin rằng, với những thông tin chi tiết mà chúng tôi cung cấp ở trên, du khách sẽ có cho mình được một chuyến du xuân đầu năm ý nghĩa tại đền Quán Thánh Hà Nội nhé!

0 Nhận xét

Bạn muốn tiết kiệm tới 50% khi đặt phòng khách sạn, vé máy bay?

Nhập số điện thoại/email để chúng tôi có thể gửi đến bạn những chương trình khuyến mại mới nhất!