“Củi hứa hôn” - Phong tục độc, lạ có 1-0-2 của người Giẻ Triêng

05/04/2024 - Admin Gostay

Nếu như các bạn đã có dịp được ghé thăm mảnh đất Kom Tum đầy nắng và gió thì chắc chắn các bạn sẽ không thể nào quên được sự thân thiện của người dân tộc thiểu số nơi đây. Cùng với đó là những nét văn hóa riêng biệt, độc đáo thể hiện được bản sắc văn hóa dân tộc. Một trong số đó là phong tục trao “củi hứa hôn” của người Giẻ Triêng.

Củi hứa hôn - Minh chứng tình yêu

Nếu đi dạo dọc những buôn làng của người Giẻ Triêng thì chắc chắn khách du lịch sẽ bắt gặp hình ảnh những bó củi to đẹp, được xếp ngay ngắn bên nhà. Củi được chặt về, xẻ ra, che chắn cẩn thận tránh mưa nắng. Và nếu bạn nghĩ rằng đây là cách để người dân sinh hoạt và sử dụng trong đun nấu hàng ngày thì chắn không du khách đã nhầm.

Bó củi hứa hôn

Bó củi to, đẹp thể hiện tình yêu đôi lứa

Từng bó củi được coi như “vàng” vì đây là tín vật hứa hôn của người con gái Giẻ Triêng - một phong tục văn hóa độc đáo đến nay vẫn còn được lưu giữ. Đối với họ, củi thể hiện cho tấm lòng trong trắng và tình yêu mãnh liệt của cô gái đối với ý chung nhân. 

Củi được chọn là loại gỗ tốt: cây dẻ, thông đỏ,... có thân thẳng, được lột sạch vỏ. Mỗi khúc có độ dài khoảng tầm 80cm đến 1m. Khúc củi càng đẹp, càng thẳng, không bị ẩm mốc thì càng thể hiện người con gái đó khéo tay, cẩn thận. Cuộc sống sau này của vợ chồng sẽ suôn sẻ, hòa thuận và có của ăn, của để. Con cái cũng ngoan ngoãn, giỏi giang.

Ngày nay, với sự giúp sức của các thiết bị như cưa máy thì việc lấy củi hứa hôn cũng trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên dù kết hôn với dân tộc nào thì người Giẻ Triêng vẫn giữ cho mình được nét đẹp văn hóa này.

Nét đẹp giữ rừng, giữ văn hóa

Hiện nay, rừng là tài nguyên quý giá cần được bảo vệ để hạn chế xảy ra các vấn đề liên quan tới thiên tai. Được sự vận động của Đảng và Nhà nước, người Giẻ Triêng đã sáng tạo, sử dụng các loại củi hứa hôn được làm từ cây trồng của mình, trong đó chủ yếu là cây bời lời. 

Việc này giúp duy trì và bảo tồn nét đẹp văn hóa của dân tộc nhưng đồng thời cũng không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường xung quanh. Con cháu về sau của người dân cứ vậy mà học tập, noi theo sự tiến bộ của ông, bà để lại.

Củi hứa hôn người Giẻ Triêng

Nét văn hóa trao củi vẫn được lưu giữ đến hiện nay

Ngoài ra, sử dụng cây bời lời làm củi hứa hôn cũng giúp cho người dân có được nền tảng kinh tế tốt hơn. Người con gái sẽ tiết kiệm được thời gian lên rừng tìm củi. Thay vào đó, họ sẽ gia tăng sản xuất, nuôi trồng, làm kinh tế để phát triển cuộc sống.

Các lực lượng kiểm lâm cũng được giảm bớt áp lực trong việc kiểm soát nạn phá rừng.

Có thể nói, nét đẹp “củi hứa hôn” của người Giẻ Triêng là một trong những dấu ấn văn hóa mang tính đậm đà bản sắc cần được bảo tồn và lưu giữ mãi về sau.

Bạn muốn tiết kiệm tới 50% khi đặt phòng khách sạn, vé máy bay?

Nhập số điện thoại/email để chúng tôi có thể gửi đến bạn những chương trình khuyến mại mới nhất!